Saturday, November 9, 2013

Trước mắt, vẫn thấy uể oải với những cú nhấp chuột...

>> Ra tù, họ còn gánh nặng bệnh tật suốt đời
>> Thêm 8 người bị giam oan ở Bắc Giang
>> Án oan 10 năm: “Tán” chuyện.... đạo diễn, biên kịch tài ba


Suốt buổi sáng “cày” nát cả Internet vẫn thấy chẳng có tin nước ngoài nào thật sự đáng đọc. Nói cho đúng hơn là đáng chú ý đến mức cần phải lưu lại. 

Thực tế thì thế giới làm sao có thể thiếu tin và giới báo chí làm gì thiếu chuyện để thuật nhưng bi kịch ở chỗ ngày càng người ta càng bị bội thực tin tức. Càng tiếp cận nhiều tin càng khiến não bị overload và càng khiến có cảm giác ngán đọc tin. 

Tréo nghoe thay, chính cái sự bùng nổ thông tin là lý do khiến báo chí thế giới khủng hoảng, không chỉ báo in mà cả báo mạng. Xem tờ nào cũng thấy bao nhiêu đó chuyện quả thật là ngán. Cái thời mà một tờ báo vớ được một tin exclusive đắt như vàng có thể chưa chết nhưng bắt đầu tàn. 

Nhớ có hồi báo chí Mỹ còn ở đỉnh cao phong độ, gần như tờ nào, lâu lâu, cũng có một bài phóng sự exclusive cực độc. Làm như là sự tụt dốc của báo in đã khiến tinh thần anh em phóng viên Mỹ bị ảm đạm mất hứng? Báo chí Mỹ nói riêng và thế giới nói chung vẫn bươn chải tồn tại, tìm lối thoát, để sống và để thích ứng với sự biến đổi của văn hóa đọc. 

Biết vậy nhưng không thể không ai oán rằng thời hoàng kim của báo chí đã trôi dần vào dĩ vãng. Báo chí thế giới rồi đây vẫn sẽ sống, chắc chắn không chết, chừng nào con người còn tồn tại. Tuy nhiên, mô thức làm báo sẽ phải thay đổi sâu sắc. Ai theo kịp và ai đi trước thì sống. Có thế mới thấy Jeff Bezos hẳn có “ý đồ” gì đó “ghê gớm” lắm mới mua Washington Post. Một lần nữa, báo chí thế giới sẽ thay đổi, và sẽ bắt đầu từ Mỹ… Trước mắt, vẫn thấy uể oải với những cú nhấp chuột để tìm một bài thật hay…

Nguồn: Mạnh Kim


Xem thêm:
- Giá như Đà Nẵng...
- Nỡm ạ, vậy là đã rõ!
- Hài đến nỗi phải xem người khác ngáy để cười


No comments:

Post a Comment