Friday, November 29, 2013

Windows, Non-Windows và vấn đề Virus

Vấn nạn virus luôn gây đau đầu cho rất nhiều người, từ người dùng cá nhân đến cả chính phủ ở một số quốc gia khi họ có thể đối mặt với nguy cơ bị mất đi những thông tin quan trọng, cũng như là bị lợi dụng nó để thực hiện những việc xấu, hay nhẹ nhàng hơn là phá hoại máy bạn, làm cho máy bạn hoạt động ì ạch. Vậy nó là gì và nguy cơ của nó trên các hệ điều hành là như thế nào?
Windows, Non-Windows và vấn đề Virus – Phần 2
Bản chất thật sự của virus Theo định nghĩa trong ngành khoa học máy tính, hay chúng ta thường gọi là công nghệ thông tin định nghĩa virus thực chất là những chương trình hay đơn giản hơn là vài đoạn mã được thiết kế để có thể tự nhân bản và sao chép nó vào các thiết bị như file, ổ đĩa…, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981, trong hệ điều hành của máy tính Apple II.
Ban đầu, những con virus này được tạo ra bởi những chuyên viên lập trình muốn thể hiện khả năng của mình nên cho virus làm một chương trình hoạt động sai, hay tạo ra vài trò đùa người sử dụng. Nhưng nếu chỉ như vậy thì không có gì để nói. Nó dần dần được lợi dụng để hướng đến việc lấy cắp thông tin người dùng, mở cửa cho tin tặc xâm chiếm máy tính hoặc làm lợi cho những người phát tán nó, gây ra những thiệt hại không nhỏ. Chính những lí do đó đã làm cho virus, vốn bình thường trở nên xấu hơn.
Theo thống kê hiện nay, lượng virus hay rộng hơn là malware (ghép của chữ malicious và software, nghĩa là phần mềm gây hại) có mặt trên hệ điều hành Windows chiếm đến hơn 90%. Vậy tại sao có hiện tượng này?
Windows – Hệ điều hành nhiều virus nhất trên thế giới
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trên và dưới đây là vài lí do phổ biến
1. Sự thông dụng

Theo số liệu thống kê từ NetMarketshare, trong tháng 10 vừa qua, Windows chiếm 90.54% thị phần trong lĩnh vực hệ điều hành máy tính, cho thấy sự phổ biến vượt trội của nó trên thế giới như thế nào. Chúng ta đi đâu cũng thấy một sự thật là “người người dùng Windows, nhà nhà dùng Windows”, từ những người dùng cá nhân bình thường đến các công ty lớn nhỏ, và đương nhiên lượng dữ liệu là vô cùng lớn. Chính vì lí do đó mà Windows trở thành mục tiêu từ lâu của những tin tặc hiện nay.
2. Hệ thống bảo vệ yếu kém
                                                         DOS quá yếu khi thiếu đi những tính năng bảo mật
Có một sự thật mà những người dùng phải chấp nhận là Windows vốn dĩ ban đầu không được thiết kế để tạo nên sự bảo mật. Trong khi những Linux hay Apple MacOS được xây dựng từ hệ điều hành đa người dùng, cho phép họ có thể đăng nhập với số lượng tài khoản giới hạn, thì Windows lại chọn cho mình con đường không giống như vậy.
Nhớ đến những ngày đầu tiên, Windows bấy giờ mới ra đời như là một add-on cho DOS – một nền tảng cá nhân với những phiên bản Windows 3.1, sau đó là cải tiến hơn với Windows 95, Windows 98 và Windows ME. Thực sự là DOS quá yếu kém, không có tài khoản người dùng, không có những quyền truy xuất file hay bảo mật cơ bản nhất mà một hệ điều hành cần phải có.
                                                    Windows NT tốt hơn rất nhiều
Nhận thấy sự yếu kém hiện hữu nên Microsoft đã tìm kiếm nên một nhân mới cho các hệ điều hành của mình, có tên là Windows NT với phiên bản đầu tiên sử dụng nó là Windows 2000, sau đó là Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8 và mới đây hơn là Windows 8.1. Windows NT hiện đại hơn rất nhiều so với DOS, hỗ trợ đa người dùng, hỗ trợ bảo mật, bổ sung khả năng quản lí quyền sử dụng cho từng tài khoản riêng biệt. Mặc dù thế thì đến khi xuất hiện tới gói SP2 của Windows XP, người dùng mới biết đến cái từ gọi là “bảo mật”. 
Tuy nhiên thì khi đưa đến tay người dùng, tường lửa trên phiên bản Windows XP đầu tiên không được bật sẵn và nguy cơ từ Internet là quá cao và gây hại bất cứ lúc nào, chỉ cần vô tình vào một trang không an toàn là xong. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể nói đến sự có mặt của chế độ tự khởi chạy từ các thiết bị ngoại vi, mà thông dụng và chứa nhiều nguy cơ nhất là từ USB, vốn gây ra sự lo sợ cho tất cả người dùng khi cầm trên tay. Chỉ cần một thiết bị nào đó bị nhiễm virus hay rộng hơn là malware, thì việc nó lây nhiễm là điều không khó, chỉ cần cắm vào máy, là coi như nó đã nhiễm vào mà bạn không hề biết.
3. Sử dụng phần mềm trên mạng
Trong khi ứng dụng trên Linux hay Apple MacOS, cũng như Android hay iOS chỉ được tải về từ chính kho ứng dụng của nó sau khi được những nhà sản xuất kiểm duyệt rất kĩ về vấn đề an ninh, cũng như xem liệu có mã độc nào trong đó hay không, thì trên Windows, họ có thể tải về từ bất cứ đâu trên Internet.
                                                       Crack liệu có an toàn?…
Bạn muốn một phần mềm trên Windows, bạn sẽ làm gì? “Dùng một trình duyệt web, vào google.com hay một trang tìm kiếm nào đó, gõ và chọn trang đó, tải về và dùng”, ắt hẳn đó là câu trả lời được nhiều người đưa ra khi bạn hỏi đến. Dĩ nhiên là không sai, mà ngược lại là hoàn toàn chính xác, thậm chí nó là cách đơn giản và thông dụng nhất mà bạn có thể áp dụng. Nhưng cũng từ sự thông dụng đó, mà nó trở thành miếng mồi ngon cho những tin tặc muốn chèn mã độc hay chương trình virus vào đó, và nó chỉ cần đợi bạn bấm Download về cài hoặc giải nén, máy bạn đã trở thành ngôi nhà đáng yêu riêng của chúng rồi.
Chưa kể chúng ta thường sử dụng việc crack cho những phần mềm chúng ta cần hay thậm chí cho cả chính Windows của chúng ta nữa. Cũng dễ hiểu thôi, khi giá của nó đối với chúng ta hay ở một số nước phát triển khác thì nó quá cao, và quá khó khăn để chúng ta, những người dùng cá nhân có thể trả tiền để mua nó, chính vì vậy mà buộc phải sử dụng crack.
                                  …Câu trả lời là không khi nó luôn chứa nguy cơ virus rất cao
Thực chất thì crack cũng là một đoạn mã, một chương trình virus được viết ra nhằm qua mặt nhà sản xuất, biến nó thành một phần mềm bản quyền giả để vượt qua hệ thống, cho chúng ta sử dụng nó như một bản đầy đủ nên khi chúng ta mở nó lên thì những chương trình diệt virus thường báo lỗi cho chúng ta. Nếu người viết ra nó với ý tốt thì không sao, nhưng còn những người lợi dụng chính nó để đem virus vào máy chúng ta thì vô cùng lo ngại.
Đó là đối với Windows, còn những hệ điều hành khác trên máy tính, thậm chí cả trên tablet hay smartphone hiện nay thì như thế nào?
Non-Windows – Ít không đồng nghĩa không có
1.     MacOS – Liệu có bất khả xâm phạm?
download
                                            Táo khuyết vẫn có thể bị virus nếu chúng ta không bảo vệ nó
Chúng ta tiếp tục nói đến một nền tảng dành cho máy tính phổ biến sau Windows là MacOS đến từ Apple. Thực chất thì hiện nay, đa số malware hay virus được tạo ra với mục tiêu tấn công Windows, còn Mac thì không nhiễm những loại này, hoàn toàn không. Nhưng thế không có nghĩa là nó bất khả xâm phạm với virus, mà vẫn có thể bị nhiễm bởi chính những loại được viết riêng dành cho nền tảng này, và rất ít người làm chuyện đó, bởi nó không thực sự phổ biến bằng Windows, nhưng khi bị nhiễm thì có thể thấy khá nghiêm trọng.
Đã từng có thời điểm, có hơn 650000 máy Mac trên thế giới bị gây hại bởi Flashback Trojan, thông qua plugin Java cho trình duyệt, và nó được gọi như là một điểm đen tối đối với nền tảng vốn được cho là an toàn này. Kể từ sau sự kiện đó, Java bị loại bỏ.
264264-the-flashback-trojan-isnt-so-easy-to-dismantle-after-all-even-though-a
                                                    Flashback Trojan – Tạo ra thời kì đen tối trên MacOS
Như đã nói sơ lược, MacOS khác với Windows, phần mềm của Windows được tải trực tiếp từ Internet, còn MacOS thì lại thông qua Mac App Store do chính Apple xây dựng, và những gì được đưa lên đây đều được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, nếu không muốn nói là khá khắt khe trước khi đến tay người dùng, nhằm bảo vệ họ trước những nguy cơ tiềm tàng từ chính virus mang lại.
Không gì có thể là hoàn hảo, ngay cả Mac cũng thế. Chính vì vậy mà phải cẩn thận khi tải những gì không an toàn trên mạng Internet hay vô tình tắt đi những tính năng bảo mật được trang bị. 
2.     Linux – Chẳng khác gì MacOS
Đúng như vậy, Linux và MacOS tất cả đều được xây dựng trên nhân UNIX khá an toàn. Cũng như MacOS, Linux vốn không là mục tiêu của những tay hacker và những virus trên Windows đều bị lộ diện khi xâm nhập qua Linux.
Ubuntu%20Software%20Center,%20OpenJDK%20Development%20Kit%20(JDK),%20openjdk-7-jdk,%20package%20summary
                                                                          Mọi việc đều thông qua Ubuntu Software Centre
Linux cũng có riêng một kho ứng dụng cho riêng mình, ví dụ với Ubuntu thì chúng ta có Ubuntu Software Centre, nơi mà bạn tải các gói ứng dụng để cài đặt vào máy, và mọi việc liên quan ứng dụng phải đều thông qua cái này trước khi người dùng muốn sử dụng nó.
3.     Chrome OS – Hệ điều hành dành riêng cho Chromebook
1000411159_G4
                                                                                            Chrome OS của Google
Chromebook là những sản phẩm chỉ chạy duy nhất một hệ điều hành Chrome OS do Google tạo ra. Nếu số lượng malware hay virus vốn đã ít trên MacOS hay Linux thì trên Chrome OS, nó còn hạn chế hơn rất nhiều lần, bởi với sự phổ biến hiện nay thì những tay hacker cũng chẳng quan tâm mấy đến một nền tảng, vốn là trình duyệt Google Chrome này.
Chromebook-1
                                                                    Chỉ nên cài extension từ Store chính thức
Tuy nhiên thì cũng không nên chủ quan. Ở trên Chrome, chúng ta quen thuộc với các phần mở rộng (extension) nhằm hỗ trợ thêm những tính năng hấp dẫn trong quá trình sử dụng, và người dùng có thể tải nó ngay trên chính Store dành riêng cho nó. An toàn là từ nói lên chất lượng cho nó. 
Nhưng bên cạnh đó thì có rất nhiều những extension khác được đưa lên Internet, và vẫn có người lựa chọn nó. Và nó là nguy cơ chứa những malware hay mã độc xâm hại. Trước khi cài đặt nó thì chúng ta sẽ được cảnh báo và bạn nên cân nhắc cho thật kĩ lưỡng nhằm bảo vệ an toàn cho máy cũng như những thông tin cá nhân quan trọng, bởi bạn không thể biết được mục tiêu mà tác giả của chúng nhắm đến là gì.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
download%20(1)
                                                                        Luôn đặt máy trong tư thế phòng bị
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phổ biến của Internet cùng các dịch vụ được thực hiện thông qua nó, cũng đồng nghĩa kéo theo là sự phát triển không ngừng của giới hacker xấu, hay được gọi với cái tên hoa mỹ hơn là “Hacker mũ đen” và virus, malware, nguy cơ mất đi những thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thậm chí là bị lợi dụng nhằm gây ra những hiểm họa, gây thiệt hại nghiêm trọng là điều không thể tránh khỏi.
Chính vì thế mà chúng ta cần có những biện pháp nhằm ngăn chặn, bảo vệ cho chúng ta từ những nguy cơ trên bằng một vài việc đơn giản như sau:
- Luôn bật tường lửa và các phần mềm diệt virus, được tải và cài đặt từ trang web riêng của hãng
- Hạn chế vào các trang web mình nghi ngờ, các trang nội dung không lành mạnh bởi virus có thể ẩn sau đó mà bạn không hề biết được
- Không nên nhấn vào bất kì quảng cáo nào, bởi nó không an toàn
- Chỉ nên sử dụng các phần mềm cần thiết, và được tải về từ các trang uy tín
- Và một lời khuyên nữa là nên sử dụng những phần mềm, hệ điều hành có bản quyền nhằm bảo vệ tốt nhất cho mình

No comments:

Post a Comment