Monday, November 25, 2013

Nói "nhiều nước khác cũng làm vậy" là lối lập luận theo kiểu cả vú lấp miệng em

>> Mong chỉ là vô lý
>> Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ?
>> Cảnh sát đột ngột lao ra đường bị xe máy tông ngã văng
>> Nấu rượu trong 1 phút


Tôi rất dị ứng với lối lập luận theo kiểu cả vú lấp miệng em “nhiều nước khác cũng làm vậy”. Người đưa ra lập luận kiểu này thường không dẫn chứng gì cả nên rất khó kiểm chứng và cũng rất khó phản bác. 

Nói chuyện sửa Luật Nghĩa vụ quân sự để tính tới việc cho phép đóng một khoản tiền thay vì thực hiện nghĩa vụ quân sự, ông Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng “Tham khảo nhiều nước trên thế giới, chúng tôi thấy họ làm thế và có hiệu quả, người dân hài lòng” (NLĐ). 

Nghe lập luận đóng tiền để khỏi đi nghĩa vụ quân sự là đã thấy mùi tiền, mùi bất công, mùi con ông cháu cha nấp đằng sau, đẩy con em nông dân nghèo ra phía trước. Nhưng có thể nhiều người tin theo ông Nhã rằng nhiều nước trên thế giới làm thế! Làm sao đọc luật từng nước của hàng trăm nước trên thế giới để kiểm chứng lời ông này?

Nhưng chỉ cần research sơ là thấy ngay bức tranh tổng thể. Nhìn chung các nước trên thế giới hoặc có chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc hoặc không có (dựa vào tình nguyện) (như Mỹ, Canada, Úc...). Số nước của hai bên coi như bằng nhau (từ cần tìm là conscription). Trong các nước áp dụng nghĩa vụ quân sự bắt buộc, một số rất ít là có áp dụng nghĩa vụ thay thế (từ cần tìm là alternative service). Trong số ít nước áp dụng nghĩa vụ thay thế thì đa phần là các dạng phục vụ dân sự như tình nguyện làm việc tại bệnh viện, nhà dưỡng lão. Chưa thấy nơi nào dùng nghĩa vụ thay thế là tiền cả (chưa tìm ra, trừ nước Mỹ... thời kỳ nội chiến!). Vậy có thể tạm thời kết luận ông Nhã nói “nhiều nước” là nói lấy được.

Theo FB NVP

P/s:

* Từ các cơ quan Nhà nước cho đến Quốc hội, cứ cái gì không có lợi cho nhà cầm quyền thì dùng luận điệu "ta khác, nước ngoài khác" rồi quyết định; còn cái gì bất lợi cho dân thì "các nước trên thế giới đều làm vậy" để làm lý lẽ. (Nha Dang)

* Có một thực tế không biết anh Phú có biết không: ở thành thị thì người ta chạy để khỏi đi nghĩa vụ, còn ở nông thôn thì người ta lại chạy để được đi nghĩa vụ, vì đi nghĩa vụ đỡ lông bông, lại đỡ phải nuôi cơm. Nên anh nói "đẩy con em nông dân nghèo ra phía trước" có vẻ không chuẩn. Nếu đóng tiền để khỏi đi nghĩa vụ, nghĩa là tiền về ngân sách chứ không vào tay mấy người ở phường đội. Những ai đã muốn trốn nghĩa vụ, thì có bắt đi cũng chẳng làm nên trò trống gì, chi bằng thu được thêm tiền cho ngân sách. (Phan Quang Minh)


Xem thêm:
- Dùng tiền để không đi bộ đội
- Gửi giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
- Miễn làm sao nó khỏi đi lính... ?!
- Sao lại có đề xuất thiếu giáo dục đến thế?

No comments:

Post a Comment