>> Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
>> Trần Văn Khê viết về Phạm Duy: Đến khi trăm tuổi còn ngồi bên nhau…
>> EVN báo doanh số khủng, dọn đường thưởng Tết?
>> Một ngày tăng giá, đại gia GAS thu gần 2.000 tỷ (hic)
Đú đởn tí, nói linh tinh về cái vụ PISA ...
Thực ra, sáng nay CNN cũng có bàn về cái vấn đề học sinh Mỹ kém về một số môn, và đặc biệt là....ít đọc.
Trong phóng sự của CNN, có nhắc đến cái tên Việt Nam.
Thực ra, nói về giáo dục thì dài lắm, khó lắm.
Ngay cả cái chuyện, giáo dục Mỹ kết hợp với các doanh nghiệp để đào tạo ra những người có chuyên môn vững vàng, chuyên biệt, đáp ứng những yêu cầu cụ thể, thì nhiều nhà giáo dục học cũng đâu có tán đồng.
Câu chuyện giáo dục nên con người thế nào, thường gắn với mỗi giai đoạn thịnh suy trên tiến trình văn minh của loài người.
Mình vẫn thích câu nói: "Chúng ta là những con người trước đã, rồi mới trở thành những kẻ hành nghề! Khi con dao đã được mài sắc, nó mới có thể cắt mọi thứ được."
Trong lịch sử thế giới, có những giai đoạn thịnh vượng rồi thoái trào của nhiều dân tộc như: Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Mỹ.....
Cuộc đời con người so với sự tồn tại của một dân tộc là rất ngắn.
Lịch sử loài người so với sự tồn tại của vũ trụ chẳng thấm vào đâu.
Con người đã được xem như là loài đáng sống nhất, thì cứ hãy sống cho ra sống.
IQ, EQ, PISA, SAT, TOEFL, TOEIC....chỉ là hình thức, phương tiện.
Xem thêm:
- Chế độ phong kiến thiệt là kém
- Khoe khoang hay dè bỉu không quan trọng...
- Khoảng cách nào là do định mệnh, khoảng cách nào là tại chúng ta?
No comments:
Post a Comment