Tuesday, December 3, 2013

Nokia Asha 311

Máy ảnh, đa phương tiện
Đáng buồn thay, vẫn còn một vài vấn đề khác đối với Nokia Asha 311. Trong khi trình duyệt không phải là điều tuyệt vời trên chiếc điện thoại này, nó chỉ có thể là hoàn thành nhiệm vụ, công việc của nó, nhưng không thực sự nhiều. Ví dụ, chỉ thực sực có hai cấp độ zoom – một là nhìn tổng quan được zoom (phóng) đầy đủ và một là phóng to theo phong cách đọc sách. Trình duyệt không nhanh cho lắm, hoặc, phải mất nhiều thời gian cho các trang có có chút phức tạp hơn, ngay cả khi hoạt động với kết nối Wifi. Ngoài ra, di chuyển trong các khởi chạy ứng dụng không thực sự trơn tru và một số công việc của trình đơn hoạt động khá kỳ lạ.
Ví dụ, bạn phải chọn những tùy chọn trong cửa sổ trình đơn được hiện ra khá nhiều lần và sau đó phải chọn một ô đánh dấu ở trên cùng của trình đơn để thực hiện lệnh, khá khác với việc hầu hết các hệ điều hành màn hình cảm ứng khác hoạt động như thế nào và có một chút quen. Ngoài ra, nó thiếu khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, vì vậy bạn không thể hoán đổi giữa các ứng dụng một cách nhanh chóng. Bạn phỉa thoát ra và tải lại ứng dụng khác vào mỗi lần.
Đối với trình nghe nhạc trên máy thì, Nokia Asha 311 thực hiện khá tốt, hiển thị hình ảnh album khi bài hát đang được chạy. Ngoài ra còn có một bộ thu sóng FM được tích hợp vào thiết bị này Nokia đã bổ sung thêm một ứng dụng internet radio (nghe đài trên mạng internet), nhưng tai nghe được thiết kế có vẻ rẻ và khó chịu, không thực sự quá bất ngờ với mức giá cho chiếc di động này.
Máy ảnh 3.2 megapixel chỉ chụp được những bức ảnh ở mức khá. Chúng khá tốt cho việc tải lên các trang mạng xã hội, nhưng chất lượng thực sự không đủ tốt cho những nhu cầu nhiều hơn thế, như mức độ chi tiết khá lem nhem, không tốt trong điều kiện ánh sáng phức tạp, màu sắc có xu hướng nhìn tối và câm lặng. Ngoài ra còn có một chế độ video, nhưng nó khá giật ở tỷ lệ khung hình thấp.
Mặc dù chất lượng cuộc gọi chưa thực sự tốt, vì có lần ngời gọi đã không nghe thấy âm thanh rõ ràng mặc dù điện thoại có tín hiệu tốt, nhưng thời lượng pin thi rất tốt – chúng ta có thể sử dụng nó trong vòng 2 ngày.
Một số hình ảnh được chụp từ Nokia Asha 311
Kết luận
Chúng tôi thực sự không mong đợi gì nhiều từ Nokia Asha 311. Sau cùng, những thiết bị cầm tay Asha khác mà chúng tôi đã xem qua đều khá bình thường. Tuy nhiên, dù có một số điểm yếu, chẳng hạn như việc thiếu GPS và trình duyệt web cơ bản, nhưng nó là một chiếc điện thoại có tính năng đáng ngạc nhiên, khá nhanh, có một giao diện người dùng khá trực quan và thời lượng pin dài. Giống như tất cả những thiết bị cầm tay gần đây của Nokia, khi đặt bên cạnh một chiếc điện thoại như Ascend G300 của Huawei, là mẫu có màn hình lớn hơn, duyệt web tốc độ cao hơn của Android, thì nó nhìn có vẻ khá bình thường.
Do vậy theo tôi, nếu bạn không gặp nhiều vấn đề về tài chính hãy bỏ ra thêm một chút tiền nữa để sở hữu chiếc Ascend G300. Chắc chắn nó sẽ khiến bạn hài lòng về chất lượng.
Thông số kỹ thuật
Như bạn mong đợi, Nokia Asha 311 được điều khiển thông qua một màn hình cảm ứng đện dung chính. Chiếc màn hình này khá nhỏ, đo được chỉ có 3.0 inch trên đường chéo và độ phân giải của nó khá thấp, chỉ ở 240×400 pixel. Điều đó cho thấy rằng, kích thước nhỏ của màn hình hiển thị có nghĩa là các điểm ảnh được gắn kết khá chặt chẽ với nhau làm cho nó trông sắc nét hơn như bạn mong muốn một chút. Màn hình hiển thị sáng và góc nhìn là khá rộng, và điều này kết hợp với màu sắc rực rỡ của nó làm cho nó trở nên khá tốt, khá đẹp so với mức giá tiền thấp phải bỏ ra cho chiếc điện thoại này. Tuy nhiên, độ phân giải thấp không cản trở một số ứng dụng, chẳng hạn như trình duyệt web và Facebook, đơn giản chì vì nó có nghĩa là màn hình không thể hiển thị thông tin nhiều.
Hệ điều hành
Nokia Asha 311 được chạy trên hện điều hành Nokia Series 40, và nó thực sự là chiếc điện thoại đầu tiên mà chúng ta thấy sử dụng phiên bản Full Touch (cảm ứng đầy đủ) mới của hệ điều hành. Về cơ bản thì điều này đã thêm một giao diện người dùng trên phần đầu của hệ thống Series 40, đã được thiết kế từ nền cho đến đầu vào. Rất nhiều thiết kế của nó sẽ khiến nó có cảm giác như là một phiên bản rút gọn của Android. Ví dụ, nếu bạn trượt ngón tay của bạn xuống từ phía trên cùng của màn hình, nó sẽ mở ra một cửa sổ thông báo thả xuống, chính là nơi mà người dùng có thể điều khiển bật tắt dữ liệu điện thoại, truy cập cài đặt Wifi và Bluetooth, hoặc thay đổi Cấu hình của điện thoại. Người dùng cũng có thể chơi nhạc từ chính đây, thực hiện một cuộc gọi hoặc bắt đầu viết tin nhắn văn bản.
Không có màn hình chủ. Thay vì tất cả các ứng dụng được liệt kê trong một khởi cháy ứng dụng kéo từ trên xuống dưới. Người dùng cũng có thể vuốt sang bên phải từ đây để truy cập quay số gọi điện thoại, trong khi vuốt sang bên trái sẽ cho người dùng thấy trình đơn ứng dụng ở chế độ Grid (kiểu ô tọa độ) với 8 phím tắt để chạy các ứng dụng, chẳng hạn như trình duyệt web, Nokia Maps hoặc các ứng dụng mạng xã hội.
Đây là một hệ thống khá gọn mà sử dụng bằng trực quan nhiều hơn so với giao diện người dùng Series 40 chuẩn. Nó vẫn có một chút vấn đề với việc có hơi quá nhiều màn hình thông báo – ví dụ, trước khi bạn lựa chọn cài đặt kết nối mặc định, nó sẽ hỏi bạn có muốn cấp quyền truy cập dữ liệu mỗi khi bạn mở một ứng dụng hay không? Thực sự, đó là một điều khá phiền toái.
Nokia cũng đãng cài đặt sẵn cho Asha 311 một số ứng dụng nhằm mang lại nhiều trải nghiệm hơn cho người dùng. Ví dụ, ứng dụng mạng xã hội của nó là nơi bạn có thể truy cập Facebook, Twitter và Flickr, ứng dụng trò chuyện hỗ trợ thông tin liên lạc qua Facebook, Google Talk, MSN Messenger, Yahoo và Nokia Chat, và cũng có một vài trò chơi nữa, chẳng hạn như cấp độ đầu tiên của Angry. Nokia cũng bổ sung thêm ứng dụng Nokia Maps cho thiết bị này. Tuy nhiên, khi điện thoại không có GPS, nó phải sử dụng tam giá di động để tự tìm ra khoảng vị trí của bạn.
Hơn nữa, để giảm việc không có hỗ trợ điều hướng bằng giọng nối, khả năng mapping (lập bản đồ) củaNokia Asha 311 được củng cố nhẹ bằng khả năng cho phép bạn lập kế hoạch các tuyến đường cơ bản, với khoảng cách ngắn hơn 10 km. Có một cửa hàng ứng dụng trên điện thoại nữa, nhưng phạm vi và chất lượng của các ứng dụng có một chút hạn chế, đặc biệt là so với những gì có sẵn trên điện thoại Android. Tuy nhiên, chiếc điện thoại này đi kèm với một cái mà Nokia gọi l à “Games Gift”(Trò chơi quà tặng). Điều này cho phép bạn tải về tới 40 trò chơi EA từ cửa hàng ứng dụng miễn phí. Tuy nhiên, các trò chơi thường khá cơ bản, các game Java, nên sức hấp dẫn của chúng cũng khá hạn chế.
Ưu điểm:
Giao diện cảm ứng đầy đủ là tốt nhất trên điện thoại Series 40
- Giá tương đối thấp
Nhược điểm:
- Thiết kế nhỏ gọn
- Duyệt web kém
- Không có GPS
- Hạn chế về ứng dụng
Nokia Asha 311 – Thiết kế, Bộ vi xử lý và bộ nhớ
Giới thiệu
Với nhiều điện thoại cầm tay Android có mức giá thấp hiện có, có thể thấp tới 70 bảng Anh (khoảng 2.420.000 VND) trên Pay As You Go, liệu có ai quan tâm đến những chiếc điện thoại thông minh không phải Android, giá rẻ nữa hay không? Nokia chắc chắn có vẻ là đang suy nghĩ như vậy, vì đã cho ra mắt chiếc điện thoại Nokia Asha 311 sẽ mang lại sự cạnh tranh với những đối thủ một cách đáng chú ý.
Giống như tất cả những chiếc điện thoại trong dòng Asha của Nokia, chiếc Asha 311 này được chạy trên hệ điều hành Seris 40 của công ty. Tuy nhiên, không giống như các anh chị em Symbian của mình, Nokia Ash 311 không có bàn phím Keypads và Keyboards giống như hầu hết các mẫu Asha, với lợi thế về giao diện màn hình cảm ứng chiếm hầu hết mặt trước của điện thoại. Câu hỏi đặt ra là, liệu một chiếc điện chạy Series 40 có thể thực sự mang lại một trải nghiệm mà những đối thủ của nó có thể mang lại trên những chiếc điện thoại Android giá thấp?
Thiết kế
Mặc dù màn hình hiển thị 3 inch của nó nhỏ hơn đáng kể so với rất nhiều các thiết bị điện thoại Android hay Windows mới trên thị trường, nhưng Asha 311 trông khá giống với bất kỳ điện thoại thông minh màn hình cảm ứng khác khi bạn lấy nó ra khỏi hộp. Bên dưới màn hình cảm ứng chỉ có hai nút được sử dụng để xử lý cuộc gọi cũng như di chuyển qua các menu. VÍ dụ nút đỏ “Gác  mát” kiêm luôn nhiệm vụ nữa là làm phím “Quay lại”. Cạnh tay phải của điện thoại cũng là nơi có một nút điều chỉnh âm lượng cũng như một nút khóa máy, và đó là phần điều khiển vật lý xa cần được để ý. Tất cả các phần khác của diện thoại được điều khiển thông qua màn hình cảm ứng điện dung.
Nokia Asha 311 tự nhiên có một giắc cắm tay nghe tieu chuẩn được thiết kế hợp lý ở cạnh trên, và cũng ngay ở đây thì bạn có thể tìm thấy cả hai cổng micro USB và chân sạc nhỏ của Nokia. Bộ sạc đi kèm trong hộp sử dụng cổng sạc mini, nhưng điện thoại cũng có thể được sạc thông qua cổng micro USB nếu cần thiết.
Phần thân của Nokia Asha 311 được làm toàn bộ bằng nhựa và thiếu cảm giác cao cấp như những mẫu đời cao của Nokia như Windows Phone với Nokia Lumia 800. Tuy nhiên, khung máy không thực sự xoắn hoặc uốn cong nhiều khi bạn dùng lực tác động lên và nói chung thì nó mang lại cảm giác khá mạnh mẽ khi cầm trong tay. Nó không phải là chiếc điện thoại phong cách nhất mà Nokia sản xuất, nhưng sự kết hợp giữa kích thước nhỏ hơn và nắp pin cong về phía sau làm cho nó có cảm giác thoải mái khi cầm.
Bộ vi xử lý và Bộ nhớ
Được hỗ trợi bơi một chip ARM 11 tốc độ 1 GHz, hiện được sử dụng với những mẫu khác trong thời gian gần đây như Nokia Asha 302. Nokia Asha 311 có bô nhớ RAM là 128MB cùng với 256MB ROM, trong đó có khoảng 120MB là còn trống để cho người dùng có thể sử dụng. Mặc dù khá hạn chế về bộ nhớ trong của mình, nhưng Nokia Asha 311, cũng giống như nhiều đối thủ của mình, có thể mở rộng dung lượng bộ nhớ với các khe cắm thẻ nhớ micro SD. Chiếc điện thoại với mức giá thấp này cho phép bạn có thể mở rộng bộ nhớ lên tới 32GB.
Thật đáng buồn, và hơi khó chịu, trong một thiết kế như thế này, khe cắm thẻ nhớ micro SD lại nằm dưới pin, do đó bạn phải tháo pin ra để thay đổi thẻ. Cộng với bên trên, Nokia cũng đã chuẩn bị sẵn một thẻ 2GB như một phần của sản phẩm, giúp cho bạn có thêm một không gian để lưu trữ các hát, hình ảnh và video clip của mình. Về mặt kết nối, nó hỗ trợ 3G cũng như Wifi và Bluetooth, nhưng thật đáng buồn là nó lại không có GPS.

No comments:

Post a Comment