Tuesday, December 3, 2013

Galaxy Ace Duos S6802 – Hệ điều hành và điểm benchmark


Galaxy Ace Duos S6802 được cài đặt sẵn hệ điều hành Android GingerBread 2.3.6 khá lạc hậu so với các sản phẩm tầm trung khác hiện nay. Nó vẫn được trang bị giao diện người dùng TouchWiz quen thuộc giống như trên các thiết bị khác của Samsung. Bộ xử lý Broadcom lõi đơn xung nhịp 832 MHz và có bộ nhớ RAM 512. So với mức giá của sản phẩm này, đây thực sự là một thông số không ấn tượng lắm. Khi với cùng mức giá bạn đã có thể sở hữu những thiết bị khác chạy chip lõi kép hoặc lõi đơn xung nhịp 1.2 GHz. Tuy nhiên hiệu suất tổng thể của máy cũng không thể chỉ đánh giá thông qua cấu hình phần cứng.
Những trải nghiệm đầu tiên khi sử dụng Samsung Galaxy Ace Duos
Chip Bradcom là dòng chip lõi đơn được sử dụng cho các dòng máy cấp thấp của Samsung. Nó có mức giá khá rẻ và hiệu năng tương đối cao. Tuy nhiên so với hiện tại có vẻ như con chip này đã quá lỗi thời. Thử nghiệm thực tế khi chạy các ứng dụng trên Samsung Galaxy Ace Duos   cho thấy, con chip này xử lý không được tốt lắm, thường xuyên xuất hiện hiện tượng lag giật. Hơn nữa một điểm trừ lớn nữa của nó đó là nhiệt độ của CPU khá cao dẫn đến vỏ máy bị nóng.
Màn hình khóa LockScreen của Galaxy Ace Duos được tích hợp khá nhiều phím tắt đến các ứng dụng được tích hợp sẵn của máy. Bạn có thể thay đổi các phím tắt đến các ứng dụng này thông thường qua menu setting. Thông thường các tính đăng được đặt sẵn là thông báo các cuộc gọi nhỡ, các tin nhắn chưa đọc. Tuy nhiên nó không hỗ trợ thông báo khi có Email mới. Để mở khóa màn hình bạn cần trượt biều tượng khóa đến bất kỳ vị trí nào khác trên màn hình. Để bật chế độ khóa màn hình, bấm giữ phím LockScreen trong khoảng 2-3 giây.
Màn hình chính chứa được khá nhiều ứng dụng và các tính năng đặc biệt khác. Bạn có thể tạo tối đa 7 màn hình làm việc, mỗi màn hình được xác định bẳng một dấu chấm nhỏ ở phần dưới của màn hình.
Các phím tắt hoặc thu mục ứng dụng được tạo khá dễ dàn, người dùng có thể tùy biến chúng bằng cách cài đặt thêm ứng dụng từ háng thứ 3.
App Laucher cho phép bạn sắp xếp lại các ứng dụng theo các tiện lợi nhất đối với bạn. Có 4 tùy chọn cho bạn sử dụng, tuy nhiên nó thiếu mất tùy chọn lọc các ứng dụng mới được tải về hoặc các ứng dụng yêu thích và nó không thể hiển thị được các ứng dụng theo danh sách. Bạn cũng không thể tạo thêm thư mục hoặc các trang phụ.
Có 4 phím tắt ứng dụng ở phía dưới màn hình bao gồm Call, Address, Message và Applications. Khi nhấn vào nút Menu bạn có thể nhìn thấy các tính năng tùy chỉnh được Galaxy Ace Duos hỗ trợ. Thông qua đó bạn có thể thay đổi thông tin hiển thị trên màn hình, giao diện, hình nền, cũng như số biểu tượng được trình bày trên một trang…
Máy cũng đi kèm với tính năng Task Manager giúp quản lý các tiến trình đang chạy trên máy đồng thời có thể tắt bỏ hoặc khởi động lại chúng một cách dễ dàng. Nó cũng cung cấp các thông số về bộ nhớ RAM, CPU, GPU và bộ nhớ lưu trữ.
Hầu như, các hệ điều hành Android đều tỏ ra khá khó khăn trong việc quản lý các ứng dụng đang chạy của nó. Do vậy bạn cần thao tác bằng tay để thiết bị của bạn có thể chạy nhanh và mượt mà nhất. Đặc biệt là khi chỉ sở hữu một cấu hình tương đối thấp.
Chúng tôi đã kiểm tra hiệu suất làm việc của máy với một số cộng cụ đo và kết quả thu được không được khả quan lắm.
Về mặt tốc độ xử lý, máy chạy khá ổn định với phép thử đơn nhiệm. So với cấu hình máy, chúng tôi không cảm thấy có nhiều điểm bất ngờ lắm. Số điểm của nó có phần cao hơn khá nhiều so với Galaxy Y Dous và Galaxy Ace đều được phát hành từ năm 2011.
Điểm đáng thất vọng nhất nằm ở bài test về khả năng xử lý 3D, khi đo bằng công cụ Nenamark 2 kiểm tra tốc độ GPU, Galaxy  Ace Duos chỉ đạt tốc độ 11 khung hình mỗi giây. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không thể chạy được các trò chơi 3D trên máy.
Đối với khả năng duyệt web của chiếc điện thoại này chúng tôi đã thử nghiệm trên 2 công cụ SunSpider và BrowserMark. Cả 2 đều cho kết quả khá thấp. Khi duyệt web, máy thường có hiện tượng giật và lag nhất là đối với các trang web có flash. Nguyên nhân chính nằm ở con chip ARMv6 đã có phần lỗi thời.
Bài test trên SunSpider
Bài test trên công cụ BrowserMark

No comments:

Post a Comment