Tuesday, February 4, 2014

Đánh giá Asus Transformer Book Trio, đa nền tảng sẽ tốt?

Transformer Book Trio, siêu phẩm tuyệt hảo của Asus, với khả năng chạy song hành cùng nền tảng Android và Windows 8. Chưa kể đến việc, máy có thể lần lượt “biến hình” thành 1 trong 3: tablet, laptop và cả desktop.
Đánh giá Asus Transformer Book Trio, đa nền tảng sẽ tốt?
Đánh giá Asus Transformer Book Trio, đa nền tảng sẽ tốt?
Thật ra thì, sự hoán đổi giữa thiết bị này sang thiết bị khác không hoàn toàn mới. Ý tưởng ấy chỉ được Asus cộng hưởng thêm mà thôi, thay vì trước đây loại thiết bị này chỉ có thể giao thoa giữa laptop và máy tính bảng, chạy duy nhất 1 nền tảng điều hành nhất định.
Nhưng hiện nay, hãng điện tử xứ Đài, đã phù phép cho Transformer Book Trio có khả năng làm việc độc lập như: laptop, tablet và cả desktop. Tất cả đều có thể khởi chạy cùng một trong 2 nền tảng mà bạn tâm đắc nhất hiện nay: Android và Windows 8 (thông qua phím chuyển đổi chuyên dụng).
Kiểu dáng thiết kế
Nhìn vào kiểu dáng sang trọng và hiện đại của Transformer Book Trio, thì thiết nghĩ không cần nhà sản xuất tiết lộ giá bán, thì bạn cũng đoán được đôi phần giá trị của máy cũng tầm trên 20 triệu đồng, ít nhất là ở khâu thiết kế.
Asus Transformer Book Trio khá nặng và cồng kềnh
Asus Transformer Book Trio khá nặng và cồng kềnh
Tổng thể của Transformer Book Trio chủ yếu được gia công bằng chất liệu kim loại cứng cáp, vì thế đã trực tiếp làm cho trọng lượng của máy tăng lên đáng kể (tổng: 1.7kg - tablet: 0.7kg - PC Station: 1kg). Bao quanh khung viền màn hình được Asus mạ chrome bóng loáng, sẽ phần nào bị phản chiếu ánh sáng khi bạn sử dụng máy ở ngoài trời.
Có thể nói Transformer Book Trio được thiết kế không nhạt nhẽo cũng không quá táo bạo, giống như những gì mà Asus đã làm trên Transformer Pad Infinity. Đối với phần đỉnh, cạnh trái, và phải của máy tính bảng thì vẫn hiện diện những phím vật lý truyền thống trước nay của hãng, nhưng cạnh dưới là nơi tọa lạc của hầu hết các cổng kết nối, bao gồm: khe cắm thẻ microSD, cổng microUSB, cổng docking, bản lề lắp ghép và jack cắm âm thanh 3.5mm.
Dọc theo phần trên bên phải ở phía sau, bạn sẽ tìm thấy nút nguồn cùng bộ đôi phím tăng giảm âm lượng và cụm camera chính 5MP kề cạnh lỗ mic nằm ở phần bên dưới. Còn mặt trước, bạn sẽ có camera phụ 1MP dùng để chat video chẳng hạn.
Tổng thể của máy được gia cố bằng chất liệu kim loại
Tổng thể của máy được gia cố bằng chất liệu kim loại
Nói đến phần camera chính phía sau của Transformer Book Trio, đôi khi sẽ khiến bạn khá ức chế bởi kiểu cách thiết kế này của Asus. Vì thiết nghĩ, mỗi khi bạn cầm máy lên để ghi hình thì với vị trí ở phía bên dưới cùng như thế cũng hơi khó khăn cho việc xác định chủ thể, từ đó vô tình các ngón tay của bạn cũng đôi lần che khuất phần ống kính.
Một thực tế vượt thời gian, nó không phải là một cú sốc khi bạn biết rằng Asus Transformer Book Trio đi kèm với một dock bàn phím. Không chỉ có một bàn phím QWERTY kích thước đầy đủ, mà bên trong phụ kiện lý tưởng này còn cung cấp thỏi pin mở rộng cho máy tính bảng. Đây cũng là nơi, điều phối tất cả hoạt động của toàn bộ hệ thống khi bạn chuyển sang sử dụng hệ điều hành Windows 8.
Cụ thể hơn, phần dock bàn phím này được tích hợp bộ vi xử lý Intel Core i7-4500U thế hệ thứ 4 xung nhịp 1.8GHz, kết hợp cùng 4GB bộ nhớ RAM và 500GB HDD. Dọc theo hai bên cạnh trái và phải, phần dock may mắn có tất cả các cổng giao tiếp cơ bản thường được tìm thấy trên đại đa số laptop hiện nay.
Bàn phím không được tích hợp đèn nền trợ sáng
Bàn phím không được tích hợp đèn nền trợ sáng
Bộ combo này bao gồm: jack âm thanh, 2 cổng USB 3.0, cổng sạc độc quyền, cổng microHDMI và cổng Mini Display. Bàn phím có các phím với kích thước lớn, sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái hơn trong bất kỳ thao tác và cho những ai thích tiếng clicky phản hồi. Nhưng tiếc thay, loại bàn phím này không có đèn nền trợ sáng khi bạn làm việc hay giải trí trong đêm, nơi thiếu sáng. Cuối cùng trackpad thì “ăn theo” phong cách của máy tính xách tay.
Nhìn chung, Asus Transformer Book Trio có thiết kế không mấy cách tân, đã vậy còn dày và cồng kềnh hơn khi so với các tiền bối lai giữa tablet và laptop. Cũng như chưa thể bì kịp đại gia đình Ultrabook Zenbook Prime của hãng. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, đây được xem là siêu phẩm đầu tiên mang trong mình một hệ thống điện toán di động với phong cách chuyển đổi 3 trong 1 đỉnh cao.
Chế độ PC Station
Chế độ PC Station
Mặt đối mặt với Asus Transformer Book Trio
Mặt đối mặt với Asus Transformer Book Trio
Cạnh trái
Cạnh trái
Cạnh phải
Cạnh phải
Phần bản lề rất chắc chắn
Phần bản lề rất chắc chắn
Màn hình hiển thị
Đối với mẫu máy tính bảng được trang bị màn hình LCD 11,6-inch, mà độ phân giải chỉ ở mức Full HD 1080p thì có vẻ không mấy cân xứng cho lắm. Với diện tích bề mặt cảm ứng rộng rãi như thế, rất thuận tiện cho việc giải trí đa phương tiện, cũng như trong suốt quá trình làm việc của dân kẹp giấy.
Màn hình Full HD 1080p
Màn hình Full HD 1080p
Chưa ngừng lại tại đó, mật độ điểm ảnh của máy chỉ chạm mức 190 ppi mà thôi, vừa đủ tốt cho lúc bạn xem văn bản có font chữ nhỏ. Thật không may, độ sáng của màn hình khá yếu (350 nits), sẽ không lý tưởng khi bạn dùng máy ở ngoài trời sáng. Vì được dùng tấm nền IPS, nên màu sắc sẽ được bão hòa tốt hơn và bạn cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ màu sắc theo ý riêng của mình.
Cấu hình phần cứng và nền tảng điều hành
Asus Transformer Book Trio đóng gói cùng hai bộ xử lý Intel: một là dual-core Intel Atom Z2560 xung nhịp 1.6GHz với 2GB RAM trong máy tính bảng (Android). Hai là Intel Core i7-4500U thế hệ thứ 4 xung nhịp 1.8GHz, kết hợp cùng 4GB bộ nhớ RAM và GPU Intel HD Graphics 4400 trong dock bàn phím (Windows).
Asus Transformer Book Trio đóng gói cùng hai bộ xử lý Intel
Asus Transformer Book Trio đóng gói cùng hai bộ xử lý Intel
Đối với các tác vụ cơ bản, cũng như giải trí đa phương tiện thường nhật thì phần máy tính bảng Android của Transformer Book Trio, có thể đảm đương tốt tất cả. Nhưng khi tiếp cận đến những ứng dụng đồ họa chuyên sâu thì buộc lòng bạn phải chuyển sang nền tảng Windows 8, ngự trị dưới quyền quản lý của dock bàn phím.
Không quá ngạc nhiên khi máy có thể xử lý tốt những game và ứng dụng nặng ký, mà không xuất hiện bất kỳ độ trễ nào, khi sử dụng kiến trúc xử lý đồ họa trong SoC Haswell. Về phần tablet sẽ có bộ nhớ trong đến 16GB (hỗ trợ microSD), riêng phần ổ cứng HDD trên dock bàn phím sẽ có dung lượng 500GB.
Asus Transformer Book Trio khởi chạy, cũng như hoán đổi qua lại giữa nền tảng Android 4.2.2 Jelly Bean và Windows 8.1 đầy đủ. Về cơ bản, Asus Transformer Book Trio có thể hoạt động ở 3 chế độ khác nhau, bao gồm: tablet mode (Android), laptop mode (Windows 8.1 và Android) và PC Station Mode (Windows 8.1).
Khả năng nhiếp ảnh và thời lượng dùng pin
Transformer Book Trio mang đến cho bạn bộ đôi ứng dụng chụp ảnh mặc định rất thú vị. Camera trên Android đương nhiên sẽ hỗ trợ 2 tính năng thông dụng hiện nay: Panorama và HDR. Ngoài ra, còn có các tùy chỉnh khác như: tinh chỉnh thủ công (manual controls) và một số chế độ chụp ảnh vui vẻ (fun modes).
Ảnh chụp từ camera chính 5MP phía sau với nguồn sáng đầy đủ
Ảnh chụp từ camera chính 5MP phía sau với nguồn sáng đầy đủ...
Mức trung bình
... Mức trung bình...
... và khá tối
... và khá tối
Thật ức chế, khi camera trên Windows 8.1 chỉ hoạt động ở mỗi camera phụ phía trước mà thôi. Đồng nghĩa với việc, bạn không thể trổ tài nhiếp ảnh khi đang ở chế độ laptop hay PC Station.
Video Full HD 1080p được quay từ Asus Transformer Book Trio
Theo đánh giá từ phonearena, Transformer Book Trio có thời lượng dùng pin khi ở chế độ tablet (19Wh), chỉ trụ được gần 3 giờ đồng hồ mà thôi (pin sạc đầy). Tuy nhiên, khi sử dụng kèm theo dock bàn phím (33Wh), có thể giúp máy hoạt động xuyên suốt thêm 8 giờ nữa.
Kết luận
Bạn nghĩ sao về Asus Transformer Book Trio?
Bạn nghĩ sao về Asus Transformer Book Trio?
Asus Transformer Book Trio, một tuyệt phẩm 3 trong 1 đáng mong đợi của người dùng. Hiện đang được thegioididong.com phân phối với giá chào bán chưa đến 23 triệu đồng, khi mua máy bạn sẽ được tặng kèm phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng.
Ưu điểm
- Khả năng hoán đổi tức thời giữa Android và Windows 8.1
- Ba chế độ cấu hình riêng biệt
- Chất liệu kim loại bề bỉ
- Sở hữu nhiều cổng kết nối tiêu chuẩn
Nhược điểm
- Giá cao
- Thời lượng dùng pin trên tablet không mấy ấn tượng
- Màn hình có độ sáng thấp
- Khá nặng và cồng kềnh
- Phím bấm trên Dock bàn phím thiếu đèn nền trợ sáng
- Chất lượng âm thanh tạm ổn

No comments:

Post a Comment