Năm ngoái Motorola Photon là một trong những chiếc điện thoại của nhà mạng Sprint được yêu thích nhất. Bằng phong cách trẻ trung cùng với tốc độ xử lí nhanh, mạnh mẽ, Photon đã tạo được nét riêng của mình trong thị trường smartphone. Nối tiếp sang năm mới là sự ra mắt chiếc điện thoại mới. Trong phiên bản thứ hai của mình dường như Motorola đã lặp lại thiết kế cũ trong chiếc smartphone mới mang tên Phonton Q, trong khi lại trang bị cho điện thoại này một tính năng khác biệt đó là: bàn phím trượt. Làm thế nào để Photon Q có thể vượt lên trên các Smartphone 4G LTE đang phát triển như vũ bão được phân phối bởi Sprint. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Thiết kế thiếu nét đột phá
Giống như Photon ban đầu, Photon Q là một chiếc điện thoại Plain Jane, một bàn phím trượt có thiết kế đẹp, hợp lý và các góc cạnh của chiếc điện thoại tạo nên cảm giác khá cổ điển. Với màu xanh đen chủ đạo, thiết kế của Photon thực sự thiên về góc cạnh. Một điều đáng tiếc trong lần ra mắt này của Photon Q là nắp nhựa sau lưng điện thoại chưa được thay thế. Hầu hết những đường nét thiết kế của Photon Q đều giống với phiên bản trước, còn một số nét mới làm cho Photon Q trông giống như những chiếc điện thoại Razr mới xuất hiện gần đây.
Cầm Photon Q trên tay chúng ta có cảm giác như đang dùng một chiếc điện thoại cách đây 2 năm. Bàn phím trượt khiến Photon Q dày lên đáng kể, gần như gấp đôi so với những chiếc smartphone cao cấp khác như Razr hay Galaxy S3. Kích thước của nó dày đến nỗi có thể so sánh với Driod. Các phím âm lượng cũng như camera được đặt ở vị trí thuận tiện. Phím nguồn của điện thoại cũng được thiết kế mỏng hơn nhưng vị trí đặt của nó thì lại rất giống như điện thoại Razr.
Khi trượt trên bàn phím của Photon Q chúng ta có cảm giác nó giống như đang dùng chiếc Droid 4. Bàn phím được thiết kế với 5 hàng phím, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp và sự ổn định khi làm việc cùng với Photon Q. Phải mất một thời gian khá lâu để chúng ta có thể quen với bàn phím nhưng không thể phủ nhận sự chính xác và tốc độ mà nó mang lại. Motorola đã cái tiến tính năng bàn phím của họ trong nhiều năm nay, với những gì mà chúng tôi được trải nghiệm thì bàn phím này thực sự tốt, chúng tôi còn có thể sử dụng những phím mà chúng ta thường bỏ qua. Các phím mũi tên giúp bạn có thể sửa lỗi nhanh chóng những từ mình gõ sai. Tóm lại bàn phím Qwerty của Photon Q là một sự lựa chọn hoàn hảo nếu như bạn là người không thích sử dụng bàn phím ảo.
Nhìn chung chúng ta chưa thể tìm được một điều gì đó quá vượt trội khi so sánh Photon với những Smartphone cao cấp khác như EVO 4G LTE , Galaxy Nexus hay Galaxy S3. Vì nếu xét về thiết kế thì chúng ta không thể phủ nhận những gì mà Samsung hay HTC đã đạt được. Mặc dù vậy có lẽ chúng ta chưa thể tìm được một chiếc điện thoại nào có bàn phím ổn định như Photon Q được phân phối trên Sprint đây là một điểm đáng để bạn quan tâm khi lựa chọn một chiếc smartphone tầm trung cho mình.
Hệ điều hành và ứng dụng
Khởi động Motorola Photon Q và bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác ngạc nhiên thú vị. Giống như như một số chiếc điện thoại mà Motorola ra mắt trong thời gian gần đây (mà tâm điểm là Atrix HD), Photon Q có một giao diện thân thiện, nhiều tính năng và đầy màu sắc. Photon Q được cài sẵn hệ điều hành Andriod 4.0, bản cập nhật 4.1 được thông báo sẽ đến trong tương lại gần nhưng ở thời điểm hiện tại Andrioid 4.0 đủ là một sự lựa chọn phù hợp.
Motorola đã trang bị cho Photon Q một giao diện đầy màu sắc, chúng ta có thể cảm nhận được nó qua các chủ đề, trong màn hình nền, biểu tượng thời lượng PIN, thời tiết, thời gian…. Một tính năng khác biệt mà Photon Q mang lại là bạn có thể thêm tính năng trên màn hình chủ nếu bạn muốn, nhưng nó sẽ làm chậm máy đôi chút. Bù lại bạn sẽ không phải lướt qua những màn hình trống rỗng như trên những chiếc điện thoại Andriod khác.
Motorola đã phát triển một hệ thống ứng dụng riêng của mình mang tên Smart Actions, bạn có thể yên tâm khi tải về các ứng dụng này để trải nghiệm. Ngoài ra bạn cũng có thể tải về các ứng dụng trên trang ứng dụng trực tuyến quen thuộc của Andriod đó là: Google Play.
Thông số kỹ thuật mạnh mẽ
Photon được trang bị bộ xử lí lõi kép 1.5GHz, với RAM 1GB bộ nhớ trong 8GB cùng khe cắm SD, màn hình LCD 4.3 inch 540×960 pixel. Cùng với đó là camera sau 8MP và camera trước 1.3MP. Các kết nối không dây như Bluetooth, NFC , GPS, Wi-Fi được hỗ trợ đầy đủ. Một điểm đặc biệt khác là cổng Micro USB của máy có thể tích hợp với hầu hết các giắc cắm sạc trên thị trường.
Một điểm đáng kinh ngạc khác mà cấu hình của Photon Q mang lại là khả năng xử lí đáng nể với các game đồ họa cao, hay các ứng dụng nặng khác. Trong thử nghiệm của Quadrant benchmark, Photon Q đạt được một con số ấn tượng đó là: 5000 điểm, con số có thể sánh ngang với những dòng điện thoại cao cấp khác như S3.
Nhìn chung, mặc dù màn hình chưa thể hỗ trợ độ phân giải 720p nhưng Q hoàn toàn có thể để lại dấu ấn về sức mạnh đồ họa cũng như xử lí hình ảnh khi đem so sánh với những dòng Smartphone khác.
Camera chưa thực sự ấn tượng:
Camera là một trong những tính năng được Motorola cải thiện cho Photon Q trong lần xuất hiện lần này. Giống như Atrix HD chúng tôi mong chờ sự cải tiến trên camera của dòng Photon, mặc dù vậy camera vẫn còn tồn tại một số những sai sót đáng lưu ý như:
- Đèn Flash chưa phát huy tốt
- Những bức ảnh ngoài trời thiếu sống động.
- Zoom không rõ nét
- Bộ lọc sáng chưa thực sự hiệu quả.
Những thí nghiệm trên được làm cùng và so sánh với điện thoại Galaxy S3.
Chất lượng đàm thoại tốt nhưng kết nối dữ liệu chậm
Sau những cố gắng của Sprint thì phần lớn các cuộc gọi thoại thực hiện trên Photon Q đều ổn định nhưng đối với các cuộc gọi sử dụng 3G thì vẫn còn hơi chập chờn. Nguyên nhân có thể là do nhà mạng Sprint nhưng vấn đề này thực sự không phải là một tín hiệu tốt.
Một trong những điểm trừ của Photon Q đó là kết nối 4G và LTE, tốc độ triển khai hạ tầng mạng còn chậm của nhà mạng Sprint làm cho Q đạt được tốc độ tối đa. Khả năng kết nối 3G của Q khoảng 1Mbps, khá là chậm so với cấu hình mà Motorola mang lại.
Thời lượng PIN không cao
PIN là một vấn đề lớn của Motorola trong lần xuất hiện này của Q, các chương trình chạy ngầm ngốn dung lượng PIN quá nhiều. Ngay cả khi chúng ta không chạm vào hay sử dụng thì PIN của Q sẽ hết sau hai ngày. Có thể không cần so sánh với khả năng quản lí PIN hàng đầu của S3, hay Droid Razr Maxx nhưng nếu như Motorola không có những thay đổi cần thiết cho PIN của mình khả năng thất bại của Photon Q là khá lớn.
Kết luận
Mặc dù còn khá nhiều những vấn đề tồn tại với camera và PIN của Q nhưng chúng ta không thể phủ nhận hoạt động nhanh chóng và chính xác mà bàn phím trượt của Q mang lại. Có lẽ trong thời điểm hiện tại bạn sẽ không thể nào tìm thấy một chiếc smartphone bàn phím Qwerty trượt tốt hơn Photon Q. Với những ưu đãi mà Sprint mang lại, theo chúng tôi nó thực sự là một sự lựa chọn tốt cho những người có công việc với cường độ cao cần xử lý nhiều với bàn phím. Hiện tại Photon Q đang được bán với mức giá 200$ kèm một hợp đồng 2 năm với nhà mạng.
Điểm mạnh:
- Bàn phím Qwerty hoạt động tốt
- Xử lí nhanh
- Hệ điều hành Android 4.0 với giao diện nhiều màu sắc
- Hình dáng và kích thước tốt
- Kết nối 4G LTE
Điểm yếu:
- Thời lượng PIN thấp
- Camera chưa thể cạnh tranh với các đối thủ khác
- Kết nối LTE chưa được hỗ trợ tối đa
- Cuộc gọi 3G chưa thực sự tốt
No comments:
Post a Comment