Wednesday, January 22, 2014

Tàu ngầm điện diesel và tàu ngầm hạt nhân

>> Hòn đá làm thay đổi suy nghĩ
>> Chuyện viên đá bị cưa dưới tượng Lý Thái Tổ
>> Cả nước sẽ rực sáng pháo hoa đêm Giao thừa (rồi tối đen cả năm?)
>> Lễ tưởng niệm 40 Năm Hải chiến Hoàng Sa & Biểu tình trước LSQ Trung Quốc tại Hamburg – CHLB Đức
>> La liệt xe công Đồng Nai đưa ‘đầy tớ’ đi nhà hàng


Về lý thuyết kỹ thuật, tàu ngầm điện-diesel đúng là chạy êm hơn tàu ngầm hạt nhân. Chi phí đóng tàu cũng rẻ hơn nhiều lần (một chiếc lớp Kilo chỉ khoảng 350 triệu USD trong khi một chiếc lớp Virginia có giá đến 2,6 tỉ USD!). Vậy tại sao một anh nhà giàu mê chơi vũ khí như Mỹ lại không sử dụng tàu điện-diesel? Vấn đề nằm ở tư duy chiến thuật, ở học thuyết quân sự, ở góc nhìn của giới lãnh đạo hải quân căn cứ vào kinh nghiệm chiến trường... 

Tàu diesel-điện chạy cực êm và nó thật sự lợi hại cho các cuộc tấn công bất ngờ vùng cận bờ. Tuy nhiên, tàu diesel-điện chỉ có thể lòng vòng khu vực duyên hải do sự hạn chế của nhiên liệu. Trong khi đó, tàu hạt nhân có thể đi xa hơn, lặn sâu hơn, thời gian hoạt động dài hơn, chạy nhanh hơn, thích hợp với các chiến dịch điều động tác chiến cấp thời. Thân tàu to hơn cũng giúp nó trang bị “dàn đồ” dữ dội hơn, có sức công phá khủng khiếp hơn (một chiếc lớp Ohio có thể chứa 24 tên lửa đạn đạo Trident - loại mang đầu đạn hạt nhân phóng lên đến quỹ đạo Trái đất!). Và khi đánh “tay đôi” với tàu diesel-điện, tàu hạt nhân chắc chắn chiếm ưu thế bởi khả năng xoay trở linh hoạt. Tàu diesel-điện không thể địch lại, riêng ở mặt này, bởi càng xoay trở nhiều càng mau hết nhiên liệu. Lúc này, yếu tố “chạy êm” hay “hố đen tàng hình” hoàn toàn vô giá trị. Chẳng phải tự nhiên mà Trung Quốc, sau khi sắm 12 chiếc Kilo, đã xoay sang việc đóng tàu hạt nhân. 

Trong thực tế, nội bộ Hải quân Mỹ từng nhiều lần tranh cãi về việc nên đầu tư tàu điện-diesel hay tàu hạt nhân nhưng cuối cùng các ý kiến ủng hộ tàu hạt nhân vẫn áp đảo. Mỹ cũng đã nghiên cứu kỹ thuật đối phó tàu ngầm diesel-điện nhiều năm qua. Chuyên san Strategy Page cho biết, từ năm 2005-2007, Mỹ đã thuê dài hạn chiếc diesel-điện Gotland của Thụy Sĩ để thực hiện các cuộc huấn luyện (Gotland có kích thước gần tương tự Kilo, tức dài khoảng 65 m). Và nhiều năm trước khi Gotland neo ở San Diego cho các cuộc tập trận, Mỹ cũng đã mướn tàu ngầm diesel-điện của Úc để dựng kịch bản đối phó. Dựa vào kinh nghiệm thao dợt với tàu ngầm điện-diesel của Thụy Sĩ và Úc, Hải quân Mỹ đã phát triển các chiến thuật lẫn thiết bị-vũ khí để ứng phó với tàu ngầm diesel-điện nói chung. Với quan niệm Mỹ, tàu ngầm là một loại tàu chiến, dùng để tấn công, trên biển lẫn vào đất liền. Hỏa lực và mức độ nguy hiểm của nó ra sao mới quan trọng chứ không phải cỗ máy nó chạy êm như thế nào. Việc do thám dành cho các thiết bị khác, rẻ tiền và hiệu quả hơn. 

Do đó, biên chế tàu ngầm của hải quân Mỹ chỉ tập trung vào các loại tàu ngầm tấn công. Gồm 3 loại chính: tàu ngầm tấn công (đụng độ hải chiến trực tiếp, hỗ trợ tấn công đất liền bằng Tomahawk); tàu ngầm tên lửa đạn đạo (tấn công sâu vào hệ thống phòng thủ đối phương trong đất liền); và tàu ngầm tấn công chớp nhoáng. Hiện Mỹ có tổng cộng 71 chiếc, tất cả đều chạy hạt nhân: 18 tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio; 3 tàu ngầm tấn công (attack submarine) lớp Seawolf; 43 tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles; và 7 tàu ngầm tấn công chớp nhoáng (fast attack submarine) lớp Virginia. Trong 71 chiếc nói trên, hầu hết đã được điều động tham chiến. Năm 1998, Tomahawk đã được bắn lên từ tàu ngầm (vào Sudan và Afghanistan); tương tự với trường hợp Iraq năm 2003…

Nguồn: FB Mạnh Kim

No comments:

Post a Comment