Saturday, January 25, 2014

Tháng 1/2014 có 3 ngày mồng một

>> Thái Bá Tân bị phát hiện dịch sai 'Thơ Haiku Nhật Bản'
>> Chú bảo vệ và cặp bánh chưng
>> Trung Quốc đưa máy bay tuần thám khu vực nhận diện phòng không
>> “Miếu thờ quan” và các quan “lợi ích”
>> Sochi: hướng xuất hành đầu năm Ngựa


Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, cho biết: Tết Nguyên đán năm nay rơi vào ngày 31/1 dương lịch, đây là tháng kì lạ nhất vì có 3 ngày mồng một : 2 ngày theo âm lịch, một ngày theo dương lịch. 

Tháng giêng kì lạ nhất

Nói về Tết Giáp Ngọ 2014, GS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng đã giải thích tường tận về tháng Tết kì lạ năm mới. Theo ông, Tết Nguyên đán bắt đầu từ tháng giêng âm lịch. Theo âm lịch, tức là theo chu kỳ vận hành của Mặt trăng nên không trùng với đầu năm dương lịch.

Vì theo quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 dương lịch.

Năm nay Tết Nguyên đán rơi vào ngày 31-1 dương lịch, cũng có nghĩa đây là tháng lạ nhất vì có 3 ngày mồng một (hai ngày theo âm lịch, một ngày theo dương lịch).

Trước năm 1967, Việt Nam cũng như một số nước khác lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành việc đổi lịch, dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn  và từ đó ngày Tết ở nước ta thường lệch ít nhiều so với ngày Tết ở Trung Quốc và một vài nước khác.

Như GS, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng chia sẻ, còn một số những điều về Tết nguyên đán mà người dân ít biết. Trước hết là chữ Tết, có thể bắt nguồn từ chữ Xuân, tiết theo chữ Hán. Hai chữ "Nguyên đán" có gốc từ chữ Hán: "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

Văn hóa Đông Á – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán sau này được biết đến là Tết Nguyên Đán.

Trích từ Tầm Nhìn


Xem thêm:
- Hạt mầm
- Về Đà Nẵng ăn tré
- Táo quân 2014: Dân đòi cách chức lãnh đạo ngành

No comments:

Post a Comment