Saturday, October 5, 2013

Đường VÕ NGUYÊN GIÁP, một biểu tượng của hòa bình?

>> Tướng Võ Nguyên Giáp: Từ nguyên khí đến vĩnh hằng
>> Chuyện động trời VN: “Tạm giam” con bò gây TNGT chết người (Thiệt tình, không còn biết nói gì hơn...)
>> Trung Quốc huy động 2 triệu người theo dõi và kiểm duyệt internet


Lời bàn: Bài này được nhà báo Phan Văn Tú viết cách đây 6 năm (2007) nhằm thay đổi cái tư duy cố hữu "chết rồi mới được đặt tên đường", nhưng thời ấy ít ai quan tâm đến ý tưởng này. Bây giờ Cụ đã về cõi vĩnh hằng, việc đặt tên đường có lẽ chỉ là việc sớm muộn... mà thôi. (MP)

Phan Văn Tú

Hôm nay, 7/5/2007, ngày kỷ niệm 53 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Dù không phải năm chẵn, lễ kỷ niệm không lớn, nhưng cũng như mọi năm, nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày này có lẽ là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sách báo ca ngợi về vị tướng sinh ngày 25 tháng 8năm 1911 này quá nhiều. Và ông đã được xem như một huyền thoại quân sự thế giới.

Ông là một nhà quân sự vận dụng tài giỏi chiến thuật chiến tranh du kích. Ông cũng là người lập kế hoạch và trực tiếp chỉ huy trận đánh trận Điện Biên Phủ năm 1954. Thắng lợi Điện Biên Phủ mang đậm dấu ấn của ông trong việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Nhờ thắng lợi này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Trong hơn 50 năm hoạt động cách mạng, ông có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và đặc biệt, trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân.

Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 – người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương và lần lượt đọ sức với 7 danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam cho tới khi người Mỹ phải rút quân khỏi VN sau Hiệp định Paris (1973).

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã phát hành số đặc biệt giới thiệu các “Anh hùng châu Á”, tôn vinh các nhân vật nổi tiếng làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Ở nhiều nước trên thế giới, những nhân vật có công trạng lớn được làm tượng ngay khi còn sống. Thậm chí một danh thủ bóng đá như Eric Cantona, khi đã có nhiều đóng góp cho Manchester United, đã được người Anh làm tượng sáp cho vào bảo tàng khi còn ở tuổi 20…

Ở Việt Nam có một nguyên tắc bất thành văn là việc đặt tên đường thường phải sử dụng tên những người đã mất. Liệu chúng ta có thể xóa bỏ cái nguyên tắc ấy trong trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một biểu tượng của hòa bình?

Nguồn: Blog Phan Văn Tú


Xem thêm:
- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Nhẫn như vậy kể cũng là nhiều!
- Nếu tôi là gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp

No comments:

Post a Comment