Monday, September 30, 2013

Chính quyền đô thị

>> Mọi chuyện từ chữ “tham”
>> Dân mòn mỏi chờ xây lại chung cư
>> Ép dân nộp tiền làm đường vì thành tích?


Võ Văn Thôn

I- NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CÁC ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ

Thời buổi ban đầu, mọi miền của đất nước, từng nơi, tưng chỗ thuận lợi đều có những nhóm dân cư nhỏ sinh sống, đó là những xóm, thôn, làng, ấp, bản…. Khi có nhà nước, bộ máy hành chánh được thiết lập để quản lý an ninh trật tự. Nhà nước đặt tên các nhóm dân cư nhỏ là thôn, làng, ấp, bản…và tập hợp chúng hình thành từng cấp làng-xã, đặt quan lại để quản lý. Kế đó tập hợp một số xã thành Huyện và một số huyện thành Tỉnh. Trên Tỉnh hình thành chính quyền trung ương.

Trong quá trình sinh sống và phát triển, có vài cộng đồng dân cư nằm đúng vào địa bàn thuận lợi như cạnh nhiều dòng sông giao nhau hoặc khu dân cư có nhiều tuyến đương giao thông đi qua. Do điều kiện thuận lợi, những cộng đồng dân cư này ngày càng có đông người di cư đến ở do nhu cầu lao động hoặc thuận lợi về mua bán. Dân số của địa điểm nầy lớn dần lên bằng dân số một xã, người ta tách nó ra khỏi xã và gọi nó là Thị trấn, vì nó có chợ lớn mua bán trao đổi hành hóa. Nơi khác lớn hơn, có dân số bằng một huyện, người ta gọi là Thị xã. Tên gọi có chữ Thị vì các nơi nầy đều có chợ to lớn, nơi giao lưu hàng hóa giữa các địa phương chung quanh. Trong các nơi nầy, có nơi thuận lợi hơn, phát triển lớn hơn với dân số bằng một tỉnh thường được quốc gia chọn làm thủ đô hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

Tùy theo trình độ phát triển xã hội của mỗi quốc gia mà các đô thị được hình thành trước hoặc sau. Về lịch sử tổ chức bộ máy hành chánh nhà nước các cấp thì bộ máy chính quyền đô thị được hình thành sau cùng. Lúc đầu người ta chưa phân biệt sự cần thiết phải có bộ máy hành chánh đăc biệt cho chính quyền đô thị, mà cùng tổ chức giống như bộ máy chính quyền của xã-huyện hoặc tỉnh (như nước ta hiện nay). Quá trình quản lý người ta mới phát hiện những bất cập của nó và từ đó người ta mới nghĩ đến sự thành lập bộ máy hành chánh đặc biệt riêng cho các cấp chính quyền đô thị.

II- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

1/ Khác về cấu trúc cộng đồng dân cư:

Như thế sự hình thành các đô thị thành phố, lúc ban đầu từ một cộng đồng dân cư nhỏ bé, tự phát triển lớn dần lên thành Thị trấn, Thị xã. Đô thị là một khối cộng đồng dân cư duy nhất và thống nhất.

Khác hẳn với các Xã, Huyện, Tỉnh là một tập hợp của nhiều cộng đồng dân cư riêng rẻ, (thôn, làng, ấp, bản..) có sự phân cách, biệt lập rõ ràng về không gian với các tư liệu sản xuất bất động sản như rừng núi, đồng ruộng, sông rạch….Ngay cả đơn vị hành chánh nhỏ nhất là cấp xã cũng do nhiều ấp, thôn, bản độc lập, cách biệt hợp thành.

2/ Khác về hình thức, cấu trúc hạ tầng kỷ thuật:

Đô thị có một hệ thống đường ôtô tráng nhựa, điện nước, cống thoát nước liên hoàn duy nhất, nhà ở, nhà phố liền kề. Nông thôn gắn liền với vườn cây-đồng ruộng, vườn rau-ao cá, gia súc gia cấm và bóng tối…Hậ tầng kỷ thuật đơn sơ, thiếu thốn. Nhà cách nhà bởi các vườn cây, ao cá, sân vườn…Đương ôtô rất hiếm.

3/ Khác về nghề nghiệp:

Cư dân đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn đa số không làm nghề nông(làm ruộng, trồng trọt, đánh bắt hải sản, đốn củi làm rừng…). Phần đông họ sinh sống bằng buôn bán hành hóa hoặc ăn uống, dich vụ lao động, sản xuất thủ công hoăc công nghiệp, chế biến thực phẩm, ngân hàng tài chánh, dạy học…

4/ Khác về lối sống, sinh hoạt:

Cư dân đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn thường có đời sống văn hóa cao hơn nông thôn, văn minh tiến bộ hơn. Thi trấn, Thị xã, Thành phố, Đô thị luôn luôn là những đầu tàu văn hóa cho những khu vực lân cận. Các phong tục tập quán, tôn giáo đan xen, lẫn lộn nhau trong các khu dân cư. Lối sống cư dân đô thị kín đáo, giữ kẻ, cẩn thận nhưng tinh thần tương trợ, đoàn kết mở rộng hơn lối sống ở nông thôn. Tinh thần chấp hành luật pháp của cư dân đô thị tốt hơn ở nông thôn.

Trong thành phố, đô thị, dân cư lao động, hưởng thụ văn hóa không phân biệt địa bàn, trái với ở nông thôn thường khép kín trong một xã hay một huyện. Một cửa hàng ăn uống có tiếng, thường có khách hàng cả đô thị, ở nông thôn không có tình trạng như thế. Dân cư các xã ít khi ăn sáng tại các cửa hàng trên Tỉnh hay ở một huyện khác, dù có tiếng tăm lớn.

Cuộc sống ở nông thôn( xã-huyện-tỉnh) thường phân biệt rõ rệt ngày và đêm, trái lại ở đô thị hoạt động rất náo nhiệt, không còn phân biệt đêm và ngày

5/ Khác về diện tích, mật độ dân cư:

Diện tích các đô thị, thành phố…thường nhỏ hơn nhiều so với cùng cấp ở nông thôn, nhưng mật độ dân cư thường cao hơn gấp hàng chục, trăm lần ở các xã, huyện…

6/ Khác về ý thức chính trị:

Cư dân đô thị có ý thức chính trị cao hơn nông thôn: dân chủ, công bằng, tự do…, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, có tầm nhìn cao. Họ có tính tập thể cộng đồng mạnh mẽ, tính kỷ luật lao động và đời sống cao hơn cư dân nông thôn, nhưng cũng dễ dàng bị khích động, manh động ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng.

7/ Khác về tốc độ cuộc sống và hoạt động:

Dân cư đô thị rất đông, cuộc sống tấp nập, náo nhiệt. Trong một ngày đêm có rất nhiều sự việc xảy ra, thường có đông người tụ tập rất phức tạp hoặc diễn biến, thay đổi hết sức nhanh chóng. Tốc độ lan tỏa rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ an ninh trật tự đô thị. Đòi hỏi chính quyền đô thị phải có phản ứng mau lẹ và quyết liệt trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Ở nông thôn, các sự việc xảy ra có tính cục bộ, địa phương, chậm lan tỏa

III- BỘ MÁY HÀNH CHÁNH ĐÔ THỊ

1-Chỉ độc nhất một cấp chính quyền.

Từ những đặc điểm của đô thị nên tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị luôn luôn chỉ có một cấp và chỉ có một HĐND và một UBND dù lớn hay nhỏ. Đô thị là một cộng đồng dân cư đơn nhất, thống nhất. Do đó không thể phân chia theo chiều dọc thành nhiều cấp từ trên xuống để quản lý. Ngược lại do dân số đông, đô thị thường được phân nhỏ theo chiều ngang thành quận-phường. Các quận-phường nầy là những đơn vị hành chánh địa phương, là những cánh tay hành chánh nối dài của UBND đô thị. Các quận- phường không phải là cấp chính quyền địa phương, chỉ được phân công, không được phân cấp như huyện-xã. Phụ trách các đơn vị hành chánh nầy là những viên chức, được bổ nhiệm trực tiếp từ UBND đô thị (dù là Quận hay Phường).

2-Một qui tắc chung toàn đô thị.

Cách tổ chức nầy bảo đảm mệnh lệnh được chấp hành triệt để, tức khắc, không chậm trễ, không thêm bớt, đều khắp đô thị-thành phố. Đây là mệnh lệnh hành chánh, viên chức cấp dưới phải chấp hành tuyệt đối. Trong một đô thị, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phải được hưởng mọi qui định như nhau và cùng một thời điểm. Trong đô thị không thể có phong tục, tập quán nào được quyền cản trở việc thực thi qui định hành chánh. Hương ước không thể có và tồn tại trong đô thị, hương ước chỉ tồn tại ở nông thôn mà thôi. Trong đô thị mọi người đều phải sống theo một chuản mực, qui tắc chung.

Đô thị là một cộng đồng dân cư thuần nhất cho nên không có kinh tế, văn hóa quận-phường. Mọi sự việc tốt-xấu xảy ra trong đô thị đều là trách nhiệm của UBND đô thị, các quận-phường có trách nhiệm thực thi công vụ được phân công để hoàn thành nhiệm vụ chung toàn đô thị –thành phố. Bộ máy hành chánh đô thị luôn luôn tinh gọn, trình độ cao, nhạy bén, đối phó kịp thời với các tình huống diễn biến.

3-Các Sở, Ban, Ngành... của UBND đô thị chịu trách nhiệm toàn diện.

Các viên chức chuyên ngành nếu có ở quận-phường đều trực thuộc các

Sở, Ban, Ngành ..chuyên môn phụ trách. Đối với đô thị, nơi đông người, tốc độ hoạt động rất nhanh, nên người đứng đầu quận-phường chịu trách nhiệm chủ yếu chính về an ninh trật tự. Quận chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, Phường chịu trách nhiệm về quản lý dân cư: hộ khẩu, hộ tịch, khách vảng lai, hoạt động phi pháp…

4-Đô thị là mô hình chính quyền tương lai cho cả nước.

Tương lai nền kinh tế cả nước phát triển tiến lên công nghiệp hóa, các làng-xã sẽ dần biến thành các đô thị, thị trấn…, tất nhiên mô hình chính quyền đô thị phải được thay thế cho các làng-xã trước đây.                              
Nguồn: XHDS


Xem thêm:
- Tử huyệt
- Dân oan thành kẻ sát nhân
- Vì sao Trung Quốc bị vấp tại Miến Điện ?


No comments:

Post a Comment