Monday, July 1, 2013

Lặp đi, lặp lại - vì sao?

>> Đà Nẵng 'truy quét' ăn xin trá hình (dẹp cả ăn mày nữa chứ? ->)
>> Đà Nẵng: Thưởng tiền cho người báo tin phát hiện ăn xin
>> Đà Nẵng: Sáu tháng, bắt hơn 600 người đánh bạc
>> Nhập khẩu con dấu giả Chi cục Thuế quận Sơn Trà  (Kết quả kiểm tra phát hiện hàng hóa gồm hai con dấu: một con dấu tròn hành chính của Chi cục Thuế quận Sơn Trà, Cục Thuế TP Đà Nẵng, một dấu tên Trần Khanh. Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh liên hệ xác minh và được Chi cục Thuế quận Sơn Trà xác nhận không có việc mất mát hoặc thất lạc, con dấu của đơn vị hiện vẫn đang được quản lý và sử dụng theo đúng quy định. Về dấu tên Trần Khanh, Chi cục Thuế quận Sơn Trà cho biết hiện chi cục trưởng Chi cục Thuế quận Sơn Trà là ông Trần Khanh.) (???)


SGGP - Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, trong buổi thảo luận tổ ngày 22-5-2013, đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) bức xúc: “Chuyện chống tham nhũng, mỗi lần báo cáo thì ta cứ nói tình hình tham nhũng chưa được đẩy lùi. Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri cũng thấy xấu hổ khi chỉ có một câu mà cứ phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần như thế”.

Quả thật, “quốc nạn” tham nhũng ở nước ta từ nhiều năm nay luôn là đề tài nóng bỏng trong các kỳ họp Quốc hội, hội nghị Đảng…, nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải đủ sức thuyết phục. Tham nhũng sở dĩ không giảm, mà ngày càng “tinh vi”, “phức tạp” hơn, theo tôi, do những cơ quan, cá nhân có trách nhiệm chỉ mới “quyết liệt chống tham nhũng” bằng lời nói, khẩu hiệu là chính, còn đi vào vụ việc cụ thể thì… chưa! Lâu nay công luận đã từng phanh phui nhiều vụ thua lỗ, “thất thoát”, phá sản trị giá hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng, nhưng cách xử lý thì hầu như chẳng răn đe được ai!

Tổng số tiền “thất thoát” khổng lồ ấy là tiền đóng thuế của dân, hoặc tiền đi vay của nước ngoài (mà người trả cũng chính là nhân dân), nhưng không ít “quan tham” cứ xài vô tội vạ; đồng thời “tranh thủ” chuyển vào túi riêng của mình (bằng cách này hoặc cách khác) để mặc sức “vinh thân phì gia”. Nhưng đã có ai làm gì được những “con sâu” này; cùng lắm, phần lớn trong số họ “hạ cánh an toàn” là xong!

Cho nên không ai lấy làm lạ khi nhiều đơn vị, công ty, xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ từ năm này sang năm khác, nhưng một số lãnh đạo, quản lý đơn vị thì ngày càng giàu sụ! Không ít người “chối đây đẩy” khi bị nghi ngờ ăn hối lộ, tham nhũng, nhưng tài sản của cá nhân và gia đình họ thì luôn tăng vọt một cách “khó hiểu”, mà cũng chẳng có cơ quan hay cá nhân nào buộc họ phải giải trình “của ấy từ đâu ra”! Đó chính là nguyên nhân khiến cho tham nhũng ngày càng phát triển, làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc thêm, góp phần làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để không còn phải tiếp tục lặp đi lặp lại câu “tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, chưa được đẩy lùi…”, theo tôi, chỉ cần làm đúng như những quy định của công ước quốc tế về phòng chống tham nhũng (mà Việt Nam đã tham gia ký kết), chẳng hạn như buộc mọi quan chức (từ cấp cao nhất trở xuống) phải công khai tài sản (như thông lệ quốc tế vẫn làm), và buộc mỗi cá nhân phải giải trình số tài sản tăng thêm hàng năm. Nếu giải trình không được (hoặc không hợp lý), thì cơ quan pháp luật sẽ vào cuộc để có kết luận chính thức và biện pháp xử lý phù hợp.


BIÊN HÀ

P/s: Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, kìa ba ông sáo sáng... trên trời cao! (Mời bà con thưởng thức tại >>> đây!)

Xem thêm:
- Cần lao chơi đồ cổ
- Cổng chùa thiện ác
- Đạo đức lớp Một
- Tổ cha tụi bây, chỉ được cái ồn ào!



No comments:

Post a Comment