Monday, July 1, 2013

Đề tài ưa thích của báo giới

>> Bạo động Tân Cương : Bắc Kinh cử hai ủy viên Bộ chính trị đến Urumqi
>> Nhiều người Việt không thể giàu vì thói xa hoa, "bất chấp chủ đoạn"
>> Kiều nữ tỷ phú đô la lên giường và 'giết' 15 quan chức
>> Khi nào Báo chí Việt Nam có “làn sóng mới”?
>> Lịch sử đĩ Việt Nam


Một trong những đề tài ưa thích của báo chí cách mạng mỗi dịp 21/6 hoặc Tết nguyên đán là “tự kể khổ”, nói đúng hơn là “tự sướng”, kiểu như kể lể những người làm truyền hình đã phải vất vả như thế nào để những thước phim này đến được với khán giả, “trắng đêm cùng World Cup”, “chạy đua cùng báo chí phương Tây trong hội nghị/ hội thảo xyz”… 

Thực ra tự nói về bản thân là nhu cầu mà ai cũng có; nói về công việc của mình là nhu cầu mà nhà báo và những người làm công việc liên quan tới truyền thông đều có. Về phía công chúng, nhìn chung ai cũng thích được biết về chuyện hậu trường, bếp núc của các ngành truyền thông, báo chí, văn nghệ…

Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam thì đôi khi, trong việc giới báo chí “tự kể khổ” hay “tự sướng” về nghề nghiệp của họ, lĩnh vực của họ, lại dễ nuôi dưỡng một niềm tự hào, hãnh diện ngấm ngầm – đặc biệt là trước “bọn blogger” vừa nghiệp dư, non kém về tay nghề, vừa không có mạng lưới quan hệ rộng rãi, vừa thiếu thông tin (chính thống).

Rất mong rằng một ngày nào đó, sẽ có người viết về những blogger làm báo, những nhà dân báo của Việt Nam.

Nguồn: Facebook Đoan Trang 

P/s: Điển hình là >>> đây, một nhà báo cách mạng, một chiến sĩ trên mặt trận thông tin.

Xem thêm:
- Cò truyền thông
- Báo chí thời mạt vận
- Viết blog có bảo kê
- Tác nghiệp báo chí tại phiên tòa mại dâm và môi giới mại dâm


No comments:

Post a Comment