Monday, September 30, 2013

Nước mắt

>> Hồn Việt qua những thân tre
>> Trẻ nói dối càng nhiều, chữ hiếu càng cao
>> UBND Hà Nội sắp "tuyên án" Tổng GĐ đánh nhân viên sân golf
>> Tiễn người trong cõi chữ
>> Nhà văn Đà Linh qua đời (Thế là đầu bạc lại tiễn đầu xanh .., mẹ nhà văn này hiện đang sống một mình tại Đà Nẵng)


Người ta thường nói: "Càng già thì nước mắt càng ít đi và dần khô cạn". Ta cũng nhận ra được sự khác biệt giữa những giọt nước mắt của một đứa trẻ, của người trưởng thành và một người đã quá tuổi.

Người già rất hiếm khi khóc, nhưng với một đứa trẻ, nó có thể khóc suốt cả ngày như một thói quen: nó khóc khi nó đói, khóc khi cơ thể nó lên tiếng rằng đang khó chịu, khóc khi không được nghe tiếng ru hay không được đung đưa trong chiếc nôi thân thuộc ấm áp.

Đến khi lớn hơn, nước mắt ta rơi là những lần đòn roi của ba mẹ, là khi không tranh giành được gói quà hay món đồ chơi, là khi ai đó không làm vừa ý mình, là khi té ngã mà không được ai đỡ dậy. Là khi đêm xuống, bị hù ông kẹ, bà chằn. Là khi… rất nhiều "cái khi" dù đơn giản hay phứ tạp nhưng cũng khiến cho khuôn mặt ta lấm lem, tràn chề nước mắt. Ta chỉ biết khóc và ngồi chờ người khác đến dỗ dành,cho kẹo. Cứ thế, nước mắt ta rơi trong những ngây ngô bồng bột rất đời thường, nước mắt khi ấy rất trong, sáng và rất thật.

Rồi một ngày, khi ta đặt bước sang lằn ranh giới của tuổi trưởng thành, dường như khi ấy nước mắt chỉ còn trong câm lặng, được cất giấu kĩ càng. Ta ít khóc hơn, ta bắt đầu nhận thấy mình trầm hẵn lại, không còn mang nét vô tư, hóm hỉnh của đứa trẻ khi xưa nữa! Ta phải tự chủ trong tất cả, độc lập với bản thân, làm tấm gương sáng cho những đứa em, ta phải chịu trách nhiệm với từng lời nói, từng hành động của bản thân. Khi ta đã lớn, ta sẽ không khóc vì bị bỏ đói, không khóc khi bị la mắng hay vấp ngã. Ta không còn ngồi hậm hực khóc và trách mọi người sao lai làm ta buồn và mang đến cho ta những điều khó chịu. Mà lúc này, ta chỉ khóc khi thấy chính ta không làm ra cái ăn để nuôi sống bản thân và gia đình, ta khóc cho những lỗi lầm mà mình đã mắc phải, ta khóc vì những bất công và sự bấp bênh của cuộc sống, nhưng rồi sau đó, ta cũng phải cố gắng đứng dậy, gạt nước mắt và bước tiếp.

Đến tuổi già, dường như ta ít khi bắt gặp những giọt nước mắt của mình trên khuôn mặt. Những vết nhăn, những nhập nhằng từ cuộc đời, những gì ta đã trãi qua, đã gặp phải ở tuổi trẻ. Ta chợt nhận ra: "tiếng khóc và nước mắt của con người chứa đựng rất nhiều hàm nghĩa, nhưng, nước mắt sẽ chẵng bao giờ xí xóa bất cứ điều gì cho ta". Với tuổi già, có lẽ nước mắt chỉ được phép chảy ngược, nó chảy vào tim và len lõi trong từng ý nghĩ của tiềm thức. Ta không ép cho nước mắt chảy nhưng thật ra nước mắt đang giàn giụa trên chính gương mặt ta. Nước mắt của tuổi già là những giọt nước đã vô tình bi thời gian hong khô thành cát bụi. Nước mắt là cát bụi, cát bụi rồi cũng sẽ trở về với cát bụi.

Bao năm qua, ta đang đang đứng ở đâu giữa của đời?

Ta đã làm gì với cuộc đời mình suốt những năm tháng qua và ta đã học được gì sau mỗi cuộc chia li?

Có những lúc, thèm một mình mà khóc, không cần ai an ủi vỗ về, để cho nỗi buồn như là giọt nước, lăn xuống má và trôi đi. Có nhiều lúc, thèm gục đầu mà khóc, gọi những kí ức trở về, thời gian bỗng dưng dồn chật lại, trôi nhanh và lặng lẽ hơn thường ngày. Và nhiều lúc, thèm được nhìn mình khóc, nhận ra mình khóc khác ngày xưa, những va đập in lên màu mắt, để nhận ra: tiếng khóc mình đã vơi dần nước mắt rồi cũng hóa thành cát bụi.

(sưu tầm)

P/s: Hôm nay, ngày 01/10, Quốc tế Người cao tuổi, tức là người đã già...

Xem thêm:
- Bồ tát là ai?
- Giấc mơ, thiên tài
- Rắn lại bò ra khỏi hang

Chính quyền đô thị

>> Mọi chuyện từ chữ “tham”
>> Dân mòn mỏi chờ xây lại chung cư
>> Ép dân nộp tiền làm đường vì thành tích?


Võ Văn Thôn

I- NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CÁC ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ

Thời buổi ban đầu, mọi miền của đất nước, từng nơi, tưng chỗ thuận lợi đều có những nhóm dân cư nhỏ sinh sống, đó là những xóm, thôn, làng, ấp, bản…. Khi có nhà nước, bộ máy hành chánh được thiết lập để quản lý an ninh trật tự. Nhà nước đặt tên các nhóm dân cư nhỏ là thôn, làng, ấp, bản…và tập hợp chúng hình thành từng cấp làng-xã, đặt quan lại để quản lý. Kế đó tập hợp một số xã thành Huyện và một số huyện thành Tỉnh. Trên Tỉnh hình thành chính quyền trung ương.

Trong quá trình sinh sống và phát triển, có vài cộng đồng dân cư nằm đúng vào địa bàn thuận lợi như cạnh nhiều dòng sông giao nhau hoặc khu dân cư có nhiều tuyến đương giao thông đi qua. Do điều kiện thuận lợi, những cộng đồng dân cư này ngày càng có đông người di cư đến ở do nhu cầu lao động hoặc thuận lợi về mua bán. Dân số của địa điểm nầy lớn dần lên bằng dân số một xã, người ta tách nó ra khỏi xã và gọi nó là Thị trấn, vì nó có chợ lớn mua bán trao đổi hành hóa. Nơi khác lớn hơn, có dân số bằng một huyện, người ta gọi là Thị xã. Tên gọi có chữ Thị vì các nơi nầy đều có chợ to lớn, nơi giao lưu hàng hóa giữa các địa phương chung quanh. Trong các nơi nầy, có nơi thuận lợi hơn, phát triển lớn hơn với dân số bằng một tỉnh thường được quốc gia chọn làm thủ đô hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

Tùy theo trình độ phát triển xã hội của mỗi quốc gia mà các đô thị được hình thành trước hoặc sau. Về lịch sử tổ chức bộ máy hành chánh nhà nước các cấp thì bộ máy chính quyền đô thị được hình thành sau cùng. Lúc đầu người ta chưa phân biệt sự cần thiết phải có bộ máy hành chánh đăc biệt cho chính quyền đô thị, mà cùng tổ chức giống như bộ máy chính quyền của xã-huyện hoặc tỉnh (như nước ta hiện nay). Quá trình quản lý người ta mới phát hiện những bất cập của nó và từ đó người ta mới nghĩ đến sự thành lập bộ máy hành chánh đặc biệt riêng cho các cấp chính quyền đô thị.

II- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

1/ Khác về cấu trúc cộng đồng dân cư:

Như thế sự hình thành các đô thị thành phố, lúc ban đầu từ một cộng đồng dân cư nhỏ bé, tự phát triển lớn dần lên thành Thị trấn, Thị xã. Đô thị là một khối cộng đồng dân cư duy nhất và thống nhất.

Khác hẳn với các Xã, Huyện, Tỉnh là một tập hợp của nhiều cộng đồng dân cư riêng rẻ, (thôn, làng, ấp, bản..) có sự phân cách, biệt lập rõ ràng về không gian với các tư liệu sản xuất bất động sản như rừng núi, đồng ruộng, sông rạch….Ngay cả đơn vị hành chánh nhỏ nhất là cấp xã cũng do nhiều ấp, thôn, bản độc lập, cách biệt hợp thành.

2/ Khác về hình thức, cấu trúc hạ tầng kỷ thuật:

Đô thị có một hệ thống đường ôtô tráng nhựa, điện nước, cống thoát nước liên hoàn duy nhất, nhà ở, nhà phố liền kề. Nông thôn gắn liền với vườn cây-đồng ruộng, vườn rau-ao cá, gia súc gia cấm và bóng tối…Hậ tầng kỷ thuật đơn sơ, thiếu thốn. Nhà cách nhà bởi các vườn cây, ao cá, sân vườn…Đương ôtô rất hiếm.

3/ Khác về nghề nghiệp:

Cư dân đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn đa số không làm nghề nông(làm ruộng, trồng trọt, đánh bắt hải sản, đốn củi làm rừng…). Phần đông họ sinh sống bằng buôn bán hành hóa hoặc ăn uống, dich vụ lao động, sản xuất thủ công hoăc công nghiệp, chế biến thực phẩm, ngân hàng tài chánh, dạy học…

4/ Khác về lối sống, sinh hoạt:

Cư dân đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn thường có đời sống văn hóa cao hơn nông thôn, văn minh tiến bộ hơn. Thi trấn, Thị xã, Thành phố, Đô thị luôn luôn là những đầu tàu văn hóa cho những khu vực lân cận. Các phong tục tập quán, tôn giáo đan xen, lẫn lộn nhau trong các khu dân cư. Lối sống cư dân đô thị kín đáo, giữ kẻ, cẩn thận nhưng tinh thần tương trợ, đoàn kết mở rộng hơn lối sống ở nông thôn. Tinh thần chấp hành luật pháp của cư dân đô thị tốt hơn ở nông thôn.

Trong thành phố, đô thị, dân cư lao động, hưởng thụ văn hóa không phân biệt địa bàn, trái với ở nông thôn thường khép kín trong một xã hay một huyện. Một cửa hàng ăn uống có tiếng, thường có khách hàng cả đô thị, ở nông thôn không có tình trạng như thế. Dân cư các xã ít khi ăn sáng tại các cửa hàng trên Tỉnh hay ở một huyện khác, dù có tiếng tăm lớn.

Cuộc sống ở nông thôn( xã-huyện-tỉnh) thường phân biệt rõ rệt ngày và đêm, trái lại ở đô thị hoạt động rất náo nhiệt, không còn phân biệt đêm và ngày

5/ Khác về diện tích, mật độ dân cư:

Diện tích các đô thị, thành phố…thường nhỏ hơn nhiều so với cùng cấp ở nông thôn, nhưng mật độ dân cư thường cao hơn gấp hàng chục, trăm lần ở các xã, huyện…

6/ Khác về ý thức chính trị:

Cư dân đô thị có ý thức chính trị cao hơn nông thôn: dân chủ, công bằng, tự do…, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, có tầm nhìn cao. Họ có tính tập thể cộng đồng mạnh mẽ, tính kỷ luật lao động và đời sống cao hơn cư dân nông thôn, nhưng cũng dễ dàng bị khích động, manh động ảnh hưởng đến an ninh trật tự công cộng.

7/ Khác về tốc độ cuộc sống và hoạt động:

Dân cư đô thị rất đông, cuộc sống tấp nập, náo nhiệt. Trong một ngày đêm có rất nhiều sự việc xảy ra, thường có đông người tụ tập rất phức tạp hoặc diễn biến, thay đổi hết sức nhanh chóng. Tốc độ lan tỏa rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ an ninh trật tự đô thị. Đòi hỏi chính quyền đô thị phải có phản ứng mau lẹ và quyết liệt trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Ở nông thôn, các sự việc xảy ra có tính cục bộ, địa phương, chậm lan tỏa

III- BỘ MÁY HÀNH CHÁNH ĐÔ THỊ

1-Chỉ độc nhất một cấp chính quyền.

Từ những đặc điểm của đô thị nên tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị luôn luôn chỉ có một cấp và chỉ có một HĐND và một UBND dù lớn hay nhỏ. Đô thị là một cộng đồng dân cư đơn nhất, thống nhất. Do đó không thể phân chia theo chiều dọc thành nhiều cấp từ trên xuống để quản lý. Ngược lại do dân số đông, đô thị thường được phân nhỏ theo chiều ngang thành quận-phường. Các quận-phường nầy là những đơn vị hành chánh địa phương, là những cánh tay hành chánh nối dài của UBND đô thị. Các quận- phường không phải là cấp chính quyền địa phương, chỉ được phân công, không được phân cấp như huyện-xã. Phụ trách các đơn vị hành chánh nầy là những viên chức, được bổ nhiệm trực tiếp từ UBND đô thị (dù là Quận hay Phường).

2-Một qui tắc chung toàn đô thị.

Cách tổ chức nầy bảo đảm mệnh lệnh được chấp hành triệt để, tức khắc, không chậm trễ, không thêm bớt, đều khắp đô thị-thành phố. Đây là mệnh lệnh hành chánh, viên chức cấp dưới phải chấp hành tuyệt đối. Trong một đô thị, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, phải được hưởng mọi qui định như nhau và cùng một thời điểm. Trong đô thị không thể có phong tục, tập quán nào được quyền cản trở việc thực thi qui định hành chánh. Hương ước không thể có và tồn tại trong đô thị, hương ước chỉ tồn tại ở nông thôn mà thôi. Trong đô thị mọi người đều phải sống theo một chuản mực, qui tắc chung.

Đô thị là một cộng đồng dân cư thuần nhất cho nên không có kinh tế, văn hóa quận-phường. Mọi sự việc tốt-xấu xảy ra trong đô thị đều là trách nhiệm của UBND đô thị, các quận-phường có trách nhiệm thực thi công vụ được phân công để hoàn thành nhiệm vụ chung toàn đô thị –thành phố. Bộ máy hành chánh đô thị luôn luôn tinh gọn, trình độ cao, nhạy bén, đối phó kịp thời với các tình huống diễn biến.

3-Các Sở, Ban, Ngành... của UBND đô thị chịu trách nhiệm toàn diện.

Các viên chức chuyên ngành nếu có ở quận-phường đều trực thuộc các

Sở, Ban, Ngành ..chuyên môn phụ trách. Đối với đô thị, nơi đông người, tốc độ hoạt động rất nhanh, nên người đứng đầu quận-phường chịu trách nhiệm chủ yếu chính về an ninh trật tự. Quận chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, Phường chịu trách nhiệm về quản lý dân cư: hộ khẩu, hộ tịch, khách vảng lai, hoạt động phi pháp…

4-Đô thị là mô hình chính quyền tương lai cho cả nước.

Tương lai nền kinh tế cả nước phát triển tiến lên công nghiệp hóa, các làng-xã sẽ dần biến thành các đô thị, thị trấn…, tất nhiên mô hình chính quyền đô thị phải được thay thế cho các làng-xã trước đây.                              
Nguồn: XHDS


Xem thêm:
- Tử huyệt
- Dân oan thành kẻ sát nhân
- Vì sao Trung Quốc bị vấp tại Miến Điện ?


"Cột cờ cao đến đây là hết!"

>> Cứ thất nghiệp là đi làm… thạc sĩ
>> Nhức mắt với bảng quảng cáo
>> Người lãnh đạo và “Dãy số quần chúng”
>>>>> Ngôi nhà kỳ dị gắn 8.000 bát đĩa cổ xưa (Vĩnh Phúc)


Chuyện về thằng leo cột cờ đã kễ, nay muốn nhớ lại:

Rằng cột cờ Hà nội đẹp lắm, là lòng tự hào về chủ quyền, là dấu tích lịch sử, là nhiều thứ...

Và cột cờ Hà nội rất cao!

Vậy mà có thằng hàng ngày lấm lét nhìn quanh, tay nắm chặt một vật gì đó, thấy không ai để ý, lập tức trèo lên đỉnh cột, bỏ vào trong.

Cứ xong việc, hắn lại leo xuống, mặt mày hả hê!

Tất nhiên là hắn không thoát được sự để ý của cơ quan chức năng, và họ đã vào cuộc.
Sự việc chẳng có gì mới, hàng ngày vẫn vậy - leo lên, bỏ vào, leo xuống, cười bí hiểm.

Không thể kiên nhẫn hơn nữa, một ngày, sau khi hắn đi, một đồng chí quyết định xung phong trèo lên xem hắn bỏ gì lên trên cột cờ tổ quốc.

Không thể là quả lựu đạn hay bộc phá vì hắn chỉ nắm gọn trong lòng bàn tay.
Vậy, hắn bỏ cái gì lên trên cột cờ tổ quốc?

Tất cả đồng đội nín thở chờ xem người đồng chí của mình mang gì xuống. Sau một hồi leo lên rồi xuống, tay anh cũng nắm chặt, tất nhiên mặt anh ta cũng đầy bí hiểm. Cuối cũng, anh xoè tay cho mọi người xem - một đống những mảnh giấy được gập nhỏ, ngay ngắn, gọn gàng, mảnh nào cũng có dòng chữ giống nhau được ghi nắn nót như khẳng định một chân lý:

"Cột cờ cao đến đây là hết!"

Vâng, chỉ có thế, thằng này không liên quan gì đến "diễn biến hoà bình", và cũng chẳng kết tội được hắn nên hắn đã không bị bắt.

Hắn vẫn sống rất lâu sau đó, ngày tôi đi, hắn đang sống, ngày tôi về, hắn lăn ra chết, chết vì xơ gan - một cái chết cũng không liên can.

Ngày tôi và hắn tham gia đánh nhau, lười học nên bị đuổi khỏi trường Đại học. Bà bí thư Đảng ủy thời đó kiêm hiệu phó yêu cầu hai thằng tôi đứng lên trước hội đồng kỷ luật để bà dõng dạc đọc quyết định đuổi học.

Hắn cũng chẳng ân hận hay run sợ gì. Nghe xong "bản án", hắn giơ tay xin phát biểu lời cuối trước khi rời ghế giảng đường.

Hắn bảo:

- Các thày đuổi học em thì cứ đuổi thôi. Cây to có bão là đổ chứ loại cỏ may như chúng em thì động đất nó vẫn sống.

Nhiều năm sau, cuộc đời xô đẩy hắn, bão to, sóng lớn "cỏ may" không chết, nhưng rượu đã tưới chết "cỏ may".

Hắn đã uống rượu nhiều và chết vì xơ gan.

Hà nội thân yêu của chúng ta có những thằng điên như thế.
Hắn là bạn tôi, hắn mất, tôi nhớ hắn, vì hắn là người bạn tốt.

Ở nơi chín suối, nếu hắn đọc bài này, chắc hắn sẽ cười. Hắn cười vì hạnh phúc, vì khi hắn còn trên trần, có người vẫn hiểu hắn; và có lẽ còn một lý do khác để hắn cười - ở nơi chín suối, hắn sướng hơn. 

Và tôi mừng cho hắn!

Nguồn: Blog Huy Quang

P/s: Đó là chuyện người "điên" ở Hà Nội, mời bà con tham khảo thêm người "điên" >>> ở Hội An qua "lăng kính" của Trần Kỳ Trung.


Xem thêm:
- Bò khát bia!
- Sự chuyên chế của đa số
- Đông La, đã rõ ràng rồi nhé!


Sunday, September 29, 2013

Tại sao người ta sợ hãi một cuốn sách đến như vậy?

>> Putin - Gorbachev thứ hai
>> Lúng túng xử lý nợ thuế
>> Tản mạn về văn hóa “Còm”
>>>>> Gửi các bạn chê… Huyền Chíp
>> Thời của “bò rống” lên ngôi?!


Trước khi Huyền Chip xách ba lô đi bụi rồi xuất bản sách thì thói xấu người Việt Nam đã trứ danh thiên hạ rồi. Khỏi cần phải đợi đến khi cô này viết sách thì người ta mới biết đến thói chôm đồ siêu thị, thói lấy quá nhiều đồ ăn và sau đó bỏ phí trong các tiệc buffet, thói ăn to nói lớn, thói chen ngang khi người ta đang xếp hàng... của du khách Việt.

Huyền Chip chỉ viết sách, tốt xấu gì thì đó cũng là góc nhìn của cô ấy, trải nghiệm của cô ấy. Bạn nào bị truyền cảm hứng bởi câu chữ của cô ấy để rồi làm việc xấu thì chính bản thân bạn đó phải chịu trách nhiệm, không phải Huyền Chip. Bởi Huyền Chip không có nghĩa vụ truyền cảm hứng cho bạn trẻ nào ra nước ngoài làm việc xấu cả. Cô ấy chỉ viết về trải nghiệm (có thật hoặc hư cấu) của mình. Đừng đổ lỗi cho Huyền Chip.

Huyền Chip viết sách thổi phồng sự thật, hư cấu, bịa đặt...? Thì đã làm sao? Cô ấy có quyền hư cấu trong sách của mình, cô ấy có quyền bịa. Và nếu một ai đó (hoặc báo chí) thấy rằng cuốn sách của cô ấy, những điều bịa đặt (nếu có) của cô ấy gây tổn hại cho mình, vật chất hoặc tinh thần, thì cứ việc chất vấn, hỏi cho ra nhẽ, hoặc văn minh nhất, kiện ra tòa và chứng minh trước tòa để đòi bồi thường hoặc yêu cầu ngăn chặn. Hoặc là tẩy chay, kêu gọi tẩy chay cuốn sách.

Còn lại thì, bản thân tác phẩm của Huyền Chip, dù đầy rẫy hư cấu hay thấm đẫm sự thật, tự thân nó vẫn có đầy đủ quyền được xuất bản, lưu hành. Nhân danh bất kỳ cái gì để cấm lưu hành cuốn sách đều đi ngược lại niềm tin của cá nhân mình về tự do (xuất bản, báo chí, thông tin, ngôn luận...).

Mình viết quả này sau khi đọc những lời buộc tội và cảnh báo quyết liệt trên tờ Pháp luật TP.HCM: "Nếu nhà xuất bản này và Cục Xuất bản không có những động thái ngăn chặn cuốn sách thì hậu họa sẽ thật khó lường".

Tại sao người ta sợ hãi một cuốn sách đến như vậy? 

Nguồn: Đỗ Hùng

P/s: Độc giả L.N.L. bình luận: "Vụ sách của Huyền Chíp đã đi quá xa khi có kiến nghị huỷ bỏ quyền sách. Sao lại có cái trò nhân danh này kia để buộc huỷ sách được. Nếu thực sự Huyền chip vi phạm luật này kia khi di chuyển hoặc xin visa, việc đó đã có các bộ phận khác lo và giải quyết trực tiếp vào các hành động vi phạm đó, và quyển sách sẽ bị bạn đọc từ chối nếu nó làm cho độc giả mất tin tưởng, chứ không phải là trừng phạt bằng một hành động ra lệnh huỷ bỏ hay ngừng xuất bản quyển sách. Hành động tẩy chay của độc giả không bao giờ và không nên được hiện hữu bằng một hành động độc đoán của cơ quan công quyền mang tên ‘cấm’ hay ‘đình chỉ’. Đó là một hành động rất phản cảm trong một xã hội văn minh. Một khi sách là một hoạt động thuộc về lĩnh vực tinh thần và tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, thì trong bất kì tình huống nào thì ra lệnh cấm sách, đình chỉ sách đã là một hành động không nên và rất phi dân chủ".


Xem thêm:
- Là thế này Huyền Chip ạ!
- Ông thật đáng thương, thưa GS!
- Ai sẽ làm luật sư cho Trương Duy Nhất?

Bố lên báo, con phản pháo

>> GDP - Sự dối trá tuyệt vời!
>> Bạn, đồng chí, kẻ thù & những thứ khác
>> Hải Dương: Trực ban công an đeo kính đen tiếp công dân
>>>>> Đại gia số 1 Việt Nam: Thâu tóm ngân hàng, mua 100 máy bay
>> Thông tin cá nhân trên mạng, hiểu thế nào cho đúng?



Các nhà báo đã đạt đến cảnh giới của sự dốt nát ngu xuẩn đi kèm với trơ trẽn và tráo trở

Chiều nay đang làm việc thì bạn mình inbox link bài báo trên Dân trí phỏng vấn ông Vũ Bảo Thạch. Đọc xong shock luôn. Lúc ý thì nghĩ bụng: hay là cụ bực mình cái hội nhà báo bây giờ nên trả lời hơi kiểu đuổi khách nhỉ, lúc sau phỏng vấn cụ thì: “Đâu cho bố xem” – xem xong thì cụ cũng shock không kém mình:

-Lúc đấy là 5h chiều, bố đang chuẩn bị về đi đánh bóng, thì nó vào rồi bảo: Cháu chào chú, cháu là pv bên Dân trí chú còn nhớ cháu không?. Bố ậm ừ “Uh cũng nhớ mang máng” (vì cũng đã vài lần cụ trả lời báo rồi). Thế là tâm lý “người quen cũ” không đề phòng, bố hỏi nó có chuyện gì không thì nó bảo “cháu muốn trao đổi với chú tí thôi”. Uh thì trao đổi, ngồi nói chuyện kiểu chú cháu bình thường ngồi nói chuyện phiếm vui vui đỡ căng thẳng. Thế mà cuối cùng nó cho lên báo theo kiểu thế này đây. – nguyên văn cụ.

Các bạn đọc bài báo thì có lẽ sẽ hiểu thế nào là “trơ trẽn” và “tráo trở” – phóng viên lấy lối nói vui vẻ hài hài so sánh liên tưởng đơn giản thường ngày của cụ nhà mình và làm cho người đọc tin rằng ông này hình như đang hằn học (đến mình cũng còn suýt nghĩ thế vì tính bố mình lúc hài hước thì rất vui nhưng đã nóng lên thì rất cục tính), phóng viên định hướng bằng cái TÍT rất shock: Tai nạn ở Zone 9: “Lộn cổ từ tầng 4 hay tầng 14 là việc của chúng!” để đám trẻ trâu không đọc bài có thể quy chụp ngay cho nhân vật "ông chủ tịch" trong bài viết là bàng quan, vô trách nhiệm, là nói năng thô lỗ, nhưng nếu đã đọc thì càng đọc càng thấy sự dốt nát của “phóng viên” Quang Phong, và rồi người đọc lại đứng về phía “ông chủ tịch Phường BĐ” nhiều hơn.

Vì thế nên mới có những comment như thế này do nhiều người đọc bài viết và nói ra, mình xin phép quote lại:

-“Đọc bài của pv Quang Phong, tôi không hiểu nhà báo muốn nói gì? Trình của nhà báo đến đâu? Sự hiểu biết pháp luật cũng như quy định nhà nước thế nào về thẩm quyền trách nhiệm của các bộ phận hành chính nhà nước. Nếu viết cho có bài thì tốt nhất đừng nên viết.”

-“Cái này phụ thuộc vào hợp đồng thuê mặt bằng làm quán, xem trách nhiệm xây dựng cải tạo là do bên nào đảm nhận. Tai nạn (vặt) không trình báo thì về nguyên tắc là nhà nước không biết. Hơn nữa tai nạn này là do công trình xuống cấp mà chủ quán không có chỉ dẫn, khách tùy tiện đè xác vào nên ngã là do khách không quan sát, chủ quán không nhắc, và bên nhận xây dựng cải tạo thành quán không sửa chữa công trình.”

-Ông ấy nói đúng đấy chứ

-Đọc tít thì hơi bực nhưng vào đọc cả bài xong thì ông ấy nói đúng đấy chứ, báo giật tít làm người đọc hiểu sai y như vụ Ngô Quang Kiệt (lương tâm nghề báo như ccc)

-Ông ý nói đúng rồi, ông ý có phải là thánh đâu mà chuyện gì cũng lôi trách nhiệm đổ cho ông ý được. Thử tưởng tượng các bạn là chủ tịch, đang yên lành thì có thằng dở nào đó ngã quả như thế do tự lỗi của nó xong rồi mọi người bảo các bạn phải chịu trách nhiệm thử xem các bạn có điên tiết không.

-Cũng như việc các bạn trẻ leo lên cầu Long Biên chụp ảnh chẳng may ngã xuống sông hay lỡ có tàu đến thì lại đổi trách nhiệm người ta ko quản lý tốt hả ? Ông ý nói chuẩn thế còn trách gì nữa.

-Ông Chủ tịch phường nói đúng đấy, xảy ra tai nạn thì phải thông báo chính quyền, có công an phường đến kiểm tra, rồi báo cáo lên Chủ tịch. Con người có 16 tiếng để làm việc, sinh hoạt, đâu phải ngồi lê hóng chuyện suốt ngày đọc tin tai nạn, đánh nhau trên báo. Thứ nữa là về nguyên tắc, ông Chủ tịch phường không có chuyên môn để đánh giá công trình xây dựng là an toàn hay không an toàn, đó là nhiệm vụ của bộ phận phụ trách xây dựng. "Ếch chết tại miệng", đừng bắt người ta nói ra cái không thuộc chuyên môn người ta.

-Chú Thạch nói rất đúng . không phải việc gì cũng quy trách nhiệm cho chính quyền được. Tôi hỏi mọi người nhé thế hai người kia vào chụp ảnh có hỏi chính quyền không, có xem chỗ ấy có an toàn không, không có đúng không? chết thì phải chịu.đừng kêu , đừng đổ lỗi cho ai . lớn rồi tự mình phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình thôi.

-Tôi thích tư tưởng và cách suy nghĩ của Ông Thạch. Không việc gì phải lo cho những người trẻ chỉ biết tạo dáng một cách ngu xuẩn bên những chỗ nguy hiểm hay nhưng nơi đang không an toàn....

Thật sự ban đầu mình cũng BỰC VÔ CÙNG, vì mình sợ rằng lều báo sẽ định hướng sai về cụ, nhưng hóa ra có rất nhiều comment bênh vực cụ, FAITH IN HUMANITY RESTORED!

Nói một chút cho các bạn hiểu như thế này: 

Thẩm quyền của chủ tịch Phường trong lĩnh vực Bất động sản là xét duyệt hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn phường để trình UBND Quận cấp sổ đỏ, còn việc SANG NHƯỢNG hay CHO THUÊ NHÀ, MẶT BẰNG hay CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH là KHÔNG thuộc thẩm quyền. Nếu có việc xảy ra tai nạn CHẾT NGƯỜI và có người trình báo thì công an Phường lập tức sẽ xuống kiểm tra hiện trường và giải quyết các công việc tiếp theo (tìm hiểu nguyên nhân, thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền). Còn nói về công trình xây dựng xuống cấp, đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình thì phải do cơ quan thẩm định xây dựng đánh giá. 

Như vậy nói về LÝ cụ cũng không sai, mà về TÌNH thì thật sự là cụ nói cũng vẫn đúng. Con bé kia bị ngã, ĐÃ CHẾT CHƯA? Không ai biết. Vậy thì cụ làm sao mà biết được???? Bạn hỏi BỐ MẸ bạn, những người tầm tuổi BỐ MÌNH xem có biết ZONE 9 là cái gì không???? Nếu có, thì chắc là cụ cũng đã biết! 

Nếu cái gì cũng "THẮC MẮC LÊN PHƯỜNG" như các bạn nói ấy mà, thì có lẽ ông chủ tịch Phường là THẦN THÁNH rồi! Chả có nhẽ lại tổ chức trò chơi thực tế mang tên "Một ngày làm chủ tịch Phường" cho các bạn chơi thử, để biết cảm giác của việc "trăm dâu đổ đầu tằm"!

Thôi kết bài xin QUOTE lại câu của chính cụ mà tôi quá tâm đắc luôn: 
“Chúng ta mà cứ bức xúc với dăm ba đứa trẻ con hiếu kỳ thì có mà hết cuộc đời!”

Bạn bè mình giúp mình share lại bài viết này nhé! Cũng không định viết gì đâu nhưng thấy hình như bài báo kia được đăng khắp nơi rồi. Share để cảnh báo những người sẽ bị phỏng vấn bởi báo chí: rằng cẩn thận vạ miệng, phóng viên chỉ NHẶT những câu họ cần thôi, và chúng ta sẽ thành con rối bị giật dây! Thật sự trước giờ cũng biết điều này rồi, nhưng lần này không ngờ nạn nhân lại là người thân của mình!

Bánh xèo miền Trung

>> Đạo đức quy ra tiền
>> Cán bộ phạm tội 'trở về'
>> Không nên quy định cứng vào Hiến pháp
>> Gian lận BV Mắt Hà Nội bị "tố" tới ông Nguyễn Bá Thanh
>> 1% công chức “cắp ô” hay “mốt” báo cáo tô hồng



Nói đến bánh xèo, bây giờ ít ai còn nghĩ rằng đó là món đặc trưng của miền Trung, và không chừng, du khách sẽ nghĩ rằng đó là món ăn phổ thông của ba miền Việt Nam.

Trên thực tế, bánh xèo là món đặc trưng của dân nghèo miền Trung, và cái độc đáo của món ăn này nằm ở chỗ nơi nào càng nghèo, bánh xèo càng ngon, càng phong phú và độc đáo. Nếu như nói về bánh xèo bốn mùa người ta thường nhắc đến Quảng Ngãi và Bình Định, riêng mùa Đông, có lẽ, bánh xèo Quảng Nam là mang hồn cốt của cái nghèo và sự thi vị của nó đậm nhất.

Bà Nguyện, người bán bánh xèo lâu năm ở Đức Phổ, Quảng Ngãi cho chúng tôi biết rằng nếu nói về chủng loại, bánh xèo có đến hơn ba trăm loại bánh xèo, hiện nay, bánh xèo phổ thông nhất mà bà vẫn bán cho khách là bánh xèo tôm thịt. Đây là món rất quen thuộc của nhiều người, vừa dễ làm, vừa rẻ mà cũng khá ngon. Bánh xèo cũng chia làm ba hạng: Thượng lưu; Bình dân và Nhà nghèo.

Bánh xèo của giới thượng lưu chỉ có ở Bình Định vào thời vua Quang Trung, những người thợ nấu bếp của vị vua này biết chủ nhân của họ rất ưa món bánh xèo và ăn rất mạnh nên họ đã sáng tác ra món bánh xèo chảo. Ưu điểm của bánh xèo chảo là có thể phối hợp nhiều thứ gia vị vào chiếc bánh cùng một lần đúc để tạo ra chiếc bánh xèo ngũ cốc gồm nhiều loại bột và tổng hợp nhiều loại thịt, tôm, trứng, thậm chí là cá biển, cá sông cũng có trong đó. Bánh xèo chảo sau này đi vào các khách sạn, nhà hàng năm sao với giá từ vài đôla đến vài chục đôla mỗi chiếc.

Và ngược với tính cách của vị vua nhà võ phía Nam, ở kinh thành Huế, các đầu bếp trong cung đình cũng sáng tạo ra một loại bánh xèo khá ngon với nhiều loại bột, trong đó bột khoai lang được dùng tỉ lệ cao nhất, và nhiều loại thịt được cho vào, cùng với hai quả trứng gà so nằm trang trí giữa bánh, dân gian gọi là bánh khoái nhưng trên thực tế đó là bánh xèo chảo Bình Định biến thể để phục vụ các vua triều Nguyễn.

Về sau này, bánh xèo chảo cũng có mặt ở Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi nhưng hầu như ít ai mặn mà với loại bánh này vì nó khó làm, tốn kém nguyên liệu và công sức hơn so với những loại bánh xèo bình dân khác. Phần lớn các quán bánh xèo ở miền Trung, đặc biệt là Quảng Nam chỉ xuất hiện vào mùa Đông, đến khi khí trời ấm áp, nắng ráo, tự dưng các quán biến dần, không thấy nữa.

Bà Năm, người bán bánh xèo khá lâu năm ở Duy Xuyên, Quảng Nam, chia sẻ: “Làm bánh xèo thì mệt nhưng vui. Ngày xưa, nhà nghèo, người ta bắt ốc, bắt cua đồng, hoặc cá đồng về làm bánh, thậm chí có nhà còn dùng cả củ chuối để biến thành nhưn bánh xèo, bây giờ có khá hơn, người ta làm nhưn tôm, nhưn thịt heo. Như mỗi lon gạo thường đúc được mươi đến mười lăm cái bánh, bán với giá hai ngàn rưỡi đồng, trong đó có cả tiền dầu, củi, tôm, thịt và bột, chủ yếu lấy công làm lãi sống qua mùa Đông thôi. Chứ mưa lạnh lấy chi mà sống.”

Với người Quảng Nam, bánh xèo là món ăn vừa rất gần gũi và nhắc nhớ một chút ký ức nào đó về thời nghèo khổ, hàn vi. Nếu như bây giờ, bánh xèo chỉ là món ăn lấy vui, lạ miệng thì ngày xưa, đây là món đặc sản, món quí để đãi khách, để dành cho những ngày giỗ cúng và cũng là món bồi dưỡng cho những ngày mùa Đông đói lạnh.

Món ngon bình dân

Điểm đặc biệt của bánh xèo là món này ăn rất mau no mà lại no lâu bởi lượng dầu để đúc khá nhiều, vị béo ngậy, cộng với tôm, thịt và bột gạo. Chị Linh, đứng bán bánh xèo ở ngã ba chợ Hội An cho chúng tôi biết là món này làm tuy nhìn dễ nhưng rất tốn công. Để có được chiếc bánh xèo vừa ý, chị phải chọn gạo thơm truyền thống như gạo Xuyệt, gạo Tư Hoảnh để ngâm, sau ba canh giờ, lại manh ra xay và lấy trùng, phần lấy trùng bao giờ cũng quyết định cho ra chiếc bánh xèo ngon hay dỡ, độc đáo cỡ nào. Sau đó đến phần làm rau sống gồm cải non, chuối chát, khế, diếp cá, đọt xoài, rau húng, rau quế, xà lách và đặc biệt là bắp chuối thái nhỏ. Trong rau sống bánh xèo mà không có bắp chuối thái nhỏ thì vị ngon của nó giảm đi rất nhiều.

Chị cho biết thêm, thường, bán bánh xèo tuy rất vất vả, cực nhọc, thức khuya, dậy sớm nhưng lợi nhuận thì chẳng là bao. Trung bình, mỗi chiếc bánh xèo bán cho khách với giá hai ngàn đồng đến ba ngàn đồng bao gồm cả rau sống, nước chấm và bánh tráng, lá cải xanh để quấn bánh, chủ quán kiếm lãi cao nhất cũng chỉ chưa tới năm trăm đồng trên mỗi chiếc bánh. Và cái kiểu kiếm lãi tích tiểu thành đại, tuy lãi ít nhưng bán nhiều chiếc bánh sẽ cho ra nhiều tiền lãi cũng là một kiểu kiếm tiền rất ư Quảng Nam.

Có thể nói rằng chỉ có những vùng thiên nhiên không ưu đãi, đất thiên tai triền miên, mưa chan nắng cháy như Quảng Nam, con người mới chịu cần cù, chịu thương chịu khó để tích cóp từng đồng lẻ, dành dụm để xây nhà. Và chị Linh đưa ra nhận xét khá thú vị là chỉ có người Quảng Nam nói riêng và người miền Trung, ở những tỉnh khó khăn, hay thiên tai, người ta mới dám nghĩ đến chuyện bán vé số, nuôi heo, bán bánh xèo để xây nhà. Vì cái nhà không đơn giản chỉ để ở mà còn là nơi để trú ngụ trong mùa mưa bão, thiên tai, nên bắt buộc cái nhà phải kiên cố, vững chãi. Cũng chính vì tâm lý này, phần đông người Quảng nói riêng và người miền Trung nói chung thường có tính tiết kiệm, chịu khó và nỗ lực.

Trung bình, mỗi ngày bán bánh, chị Linh kiếm được từ 70 ngàn đồng đến 120 ngàn đồng, con số kiếm được của bà Năm ở Duy Xuyên cũng tương đương. Và hình như số tiền lãi kiếm được của nhiều người bán bánh xèo tại Quảng Nam chêch lệch nhau cũng không là bao. Và đương nhiên, bánh xèo ở Quảng Nam chỉ nở rộ vào mùa Đông và lặn dần khi nắng ấm ghé đến.

Trong thời gian này, về đêm, trời mưa và lạnh, đi ra những ngã ba đường hoặc những khu chợ cũ, bất ngờ gặp những đóm lửa leo lét cháy và nghe âm thanh lèo xèo, cảm giác ban đầu hơi ớn lạnh bởi giữa nơi quạnh quẽ, vắng vẻ lại mọc lên lửa và tiếng lèo xèo, đó không phải là ma, đó là những người nghèo miền Trung đang mưu sinh, đang chăm chú quan sát bếp lửa và chiếc bánh để bán cho khách. Thậm chí, cả tương lai gia đình, con cái học tập của họ nằm trong ánh lửa bập bùng, leo lét ấy!

Nguồn: RFA


Xem thêm:


Ừa, có thêm tiếng... đù má và đéo mẹ nữa!

>> Đại Gia Trung Quốc Biến Mất 
>> Cấm “Đại gia” là đúng cmnr
>> Đào Tuấn nhòm thấy trong Đại Gia của Thiên Sơn có một cái "tam giác dưới đũng quần"


Bữa trước có anh bạn khoe gửi con vô một trường mẫu giáo quốc tế ở Sài Gòn, phải đóng tiền chào sân tới 40 triệu. Bây giờ số người có thể bỏ nhiều tiền cho con vô học mấy trường đắt đỏ như vậy, không đếm xuể. Đa phần bộ phận phụ huynh này đều suy nghĩ, con mình sẽ có môi trường sinh hoạt tốt nhất, học với những bạn bè có cùng tầng lớp xã hội và đặc biệt, được học thứ tiếng Anh chuẩn nhất. Hi hi... Mà không phải bây giờ, trong gần 20 năm nay học tiếng Anh đã trở nên phổ cập như đi...học bơi hay học võ vậy. Có phụ huynh còn khoe con nít nhà mình học được 6 thứ tiếng một lúc nữa mới ớn.

Nhân nói vụ này mới kể nha. Cái trường mà báo đăng học 6 thứ tiếng đó, là German International School (GIS), ngày trước nằm gần nhà tui chứ đâu, năm kia mới mở thêm trung học và chuyển xuống Thảo Điền. Bữa nọ hỏi một thầy, ổng bảo vầy: GIS chủ yếu là con cái của người Đức, Áo và Việt kiều, ngoài học song ngữ Đức - Anh thì học sinh các cấp còn được học thêm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt. Tui bèn cãi, sao nghe đồn tới 6 thứ tiếng lận. Ổng cười haha nói: Ừa, có thêm tiếng... đù má và đéo mẹ nữa, rồi bảo tui tính thử coi đủ 6 chưa. Hix. Tui thề không thêm bớt môn nào nha!

Ấy za... nhưng bữa giờ đang có một cuộc thi iSpell - viết chính tả bằng tiếng Anh dành cho các sinh viên, học sinh đến từ tám nước châu Á; mà chiều nay tình cờ ngồi 8 với một anh trong ban tổ chức mới biết Việt Nam...chưa có ai tham gia ha ha

Phụ huynh nào muốn con vừa học mà vừa được du lịch ở Singapore miễn phí, đăng ký thi nè. Hai thí sinh may mắn được lựa chọn sẽ đại diện VN cạnh tranh trong trận chung kết được tổ chức tại Sing vào ngày 5.10.2013. Vé máy bay, khách sạn và chi phí giải trí khác sẽ được Qooco, một công ty giáo dục công nghệ điện thoại di động – đơn vị tổ chức cuộc thi, chi trả. Đừng làm quê đội nhà nha. Cố lên. Cố lên!

- Thay mặt FC Hội những học sinh mến mộ thầy hiệu phó. Mời...

Saturday, September 28, 2013

Thời dĩ vãng... chợt ùa về!

>> Đấu thầu vàng: Ai được lợi?
>> Thấy gì sau hơn một năm thực hiện Nghị định 24?
>> Quyền lực và trách nhiệm


Đời thằng sinh viên sống ký túc xá ngày xưa thì ghẻ* là một trải nghiệm bắt buộc. Hồi sinh viên mình cũng từng bị ghẻ hành hạ nhiều năm trời.

Con ghẻ rất chi là lắt léo, chỗ da mặt, da bụng, da ngực chúng ít ham, chỉ tập trung tấn công vào chỗ hiểm, trong đó ku là một trong những mục tiêu ưa thích. Khi bị ghẻ đào hang ở ku, phải nói là nạn nhân lâm vào tình trạng sống dở chết dở. Không gãi thì ngứa, mà gãi thì lại rất kẹt, nhất là ở nơi đông người. Ngứa khó chịu đến mức nhiều lúc chỉ muốn lấy nước sôi dội lên.

Bệnh ghẻ có đặc điểm là càng gãi càng lây lan. Nhớ hồi xưa, để trị loại này cho trẻ nhỏ, ở nhà thì tắm nước lá sầu đâu (cào cho da chảy máu rồi tắm), còn cao cấp hơn chút thì dùng thuốc DEP, là một loại cao màu trắng, gãi cho chỗ ghẻ tróc da ra rồi bôi vào.

Sáng nay, 28.9.2013, bao kỷ niệm của một thời dĩ vãng ghẻ lở chợt ùa về xâm chiếm tâm hồn mình sau khi nghe Đại biểu Quốc hội/Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bảo tham nhũng cứ như bệnh ghẻ ấy.

Mình có một niềm tin chiến lược rằng hồi xưa bác Trọng đi học cũng từng bị ghẻ hành hạ như mình. Mười móng tay của bác chắc cũng một thời tung hoành ngang dọc trong các cuộc chiến diệt ghẻ. Chỉ có một người từng bị ghẻ mới có một phát biểu sâu sắc và sinh động như thế.

(* Dân Quảng Trị quê mình gọi là "kẻn")

Nguồn: Facebook Mít Tờ Đỗ

P/s: Nói thật lòng, đọc xem truyền thông bao lâu, thấy nhiều người ví von tham nhũng thế này thế nọ... cũng lấy làm thú vị, nhưng rồi mười mấy năm nay... chẳng thấy tiến triển được là bao nhiêu. Nếu được đề xuất, mình sẽ đề xuất Quốc hội sửa luật, đưa tội danh tham nhũng vào diện phản động, phản bội tổ quốc, chống đối chế độ, chống đối nhà nước... để an ninh họ 'làm việc' may ra kết quả khá hơn chăng?


Xem thêm:
- Nỗi buồn của… trâu (?!)
- Dân hỏi, dân tự trả lời ?!
- Người dân cũng cần nâng cao tinh thần cảnh giác

Sự lập lờ này là có mưu đồ gì?

>> Tổng Bí thư: Đổi tên nước có thể bị lợi dụng
>> Phải đề phòng quyền lực quá tập trung vào một người
>> Dân nghèo khổ, quan lại cứ lên chức là đổi nhà, đổi xe


Sáng nay Lọ vừa nhận được Thư khiếu nại của khách hàng, phản ánh sự việc Công ty Chuyển phát nhanh TTC Express đã bồi thường hàng hóa bị mất của họ không thỏa đáng, chỉ đền bù thiệt hại 50% và trừ dần vào phí gửi hàng.

Bên Công ty chuyển phát nhanh lấy lý do là hàng gửi sử dụng cước phí bình thường, chưa mua bảo hiểm và không khai giá cho hàng giá trị cao nhằm chèn ép khách hàng phải cùng chịu thiệt với mình là 50%.

Qua tìm hiểu, có hai vấn đề cần bàn: 

- Thứ nhất, tại sao khi đóng hàng, biết rõ là hàng gửi có giá trị, nhưng nhân viên của Công ty chuyển phát nhanh không nói cụ thể về các điều khoản mua bảo hiểm và khai giá theo đúng thủ tục mà đợi đến lúc hàng hóa bị thất lạc, họ mới đề cập tới để gây khó khăn cho khách hàng?

- Thứ hai, phía sau bill gửi hàng không có ghi các điều khoản trên như một cơ sở để chứng minh sự minh bạch của công ty chuyển phát nhanh. Sự lập lờ này là có mưu đồ gì?

Hiện tại, khách hàng rất bức xúc trước cách giải quyết vấn đề của Ban Tổng giám đốc Công ty TTC Express. Bà Nguyễn Thị Thùy Trang cho biết: "Số hàng bị thất thoát, tuy là nhỏ, song tôi muốn TTC Express phải có trách nhiệm với khách hàng của mình. Đồng thời yêu cầu TTC Express phải bồi thường 100% giá gốc số hàng bị mất của tôi".

Qua câu chuyện này, Lọ muốn cảnh báo với tất cả bạn bè, rằng hãy thận trọng hơn với các dịch vụ chuyển phát hàng hóa. Khi gửi quà có giá trị lớn, nên yêu cầu thêm Phụ lục hợp đồng ràng buộc mọi trách nhiệm cần thiết để tránh rước bực vào thân nếu không may xảy ra vụ việc như bà Trang.

Nguồn: Facebook Lọ Lem Đất Võ

Xem thêm:
- Dân oan thành kẻ sát nhân
- Obama nêu lý do bỏ hút thuốc của mình
- Lên bờ xuống ruộng trước khi nhận giải Nobel

Vì có một người cha đã hứa

>> Tham nhũng ‘như ngứa ghẻ’ rất khó chịu
>> Nhân dân cả tin nhưng không dễ bị lừa!
>> Chính quyền đô thị: Phân chia ngân sách ra sao?
>> Muốn có thêm thành phố Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn
>> "Phải suy nghĩ nhiều hơn về sự phát triển thiếu bền vững của Đà Nẵng!"



Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút.
***

Trong cơn hỗn loạn, có một người đàn ông dặn vợ mình ở nhà cho an toàn, rồi chạy ào đến trường, nơi con trai của ông đang học.

Ở đó, ông nhìn thấy một đống đổ nát - ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: "Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!". Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học.

Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên phải phía sau của trường học! Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đá.

Nhiều vị phụ huynh nhìn thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo ông ra, kêu lên: "Quá muộn rồi!", "Anh không làm được gì đâu!", "Về nhà đi!", hoặc "Chúng ta phải chờ cứu hộ đến thôi!"...

Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: "Giúp tôi một tay!" Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận quẳng từng viên gạch, từng mảng tường ra ngoài.

Đội cứu hộ đến và họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát.

- Chúng tôi sẽ lo việc này! Ông về nhà đi!

Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch, và chỉ đáp:

- Giúp tôi một tay đi!

Cảnh sát cũng có mặt. Họ cũng khuyên can người đàn ông:

- Anh đang trong trạng thái không ổn định. Anh có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh về nhà!

Nhưng họ cũng chỉ được nghe một câu đáp: - Giúp tôi một tay!

Một người, rồi nhiều người bắt đầu vào "giúp một tay". Họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến tiếng thứ 38, khi kéo một tảng bê-tông ra, dường như họ nghe thấy tiếng trẻ con.

- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại.

Và ông nghe tiếng trả lời:

- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con, và cứu cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà...

14 học sinh trong số 33 em ở lớp của Armand được cứu sống hôm đó, vì khi ngôi trường sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái "hang" nhỏ và các em bị kẹt. Armand đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì "bố tớ sẽ đến cứu chúng ta".

Các em nhỏ hoảng sợ, đói và khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có một người cha đã hứa.

Bài và ảnh: Sưu tầm


Xem thêm:
- Chứng vĩ cuồng...
- Viết blog có bảo kê?
- Còn bao lâu nữa mình lên được chủ nghĩa xã hội?


Là thế này Huyền Chip ạ!

>> Ai dạy trẻ nói dối?
>> Gốc “hỗn”, ngọn tất “loạn”!
>> Tổng Bí thư: “Ra khỏi nhà, không có tiền là việc không… trôi”
>>>>> Lòng tin và hệ lụy với xã hội qua vụ Huyền Chíp


Nguyễn Quang Vinh

Chú rất ấn tượng việc cháu đã dũng cảm làm một cuộc hành trình 25 nước, hay 23, hay 13 gì đó cũng được chỉ bắt đầu với 700 usd, chú ấn tượng và cũng thấy thèm khát được một chuyến đi mạnh mẽ như thế, dù nếu muốn, chú cũng không dám, chú thua cháu.

Chú biết, dù có khá nhiều thắc mắc,nghi vấn,có người nặng lời cho rằng cháu bịa đặt, cháu man trá về nhiều chi tiết trong chuyến đi, nghi ngờ cả việc cháu vẫn không dám công bố sự thật visa của 25 nước đã tới....chú thì nghĩ, ví dụ đúng là cháu đã đặt chân tới 25 nước, thì sẽ có những nước chẳng visa vi siếc, cháu "trốn" kiểu như dân Việt mình trốn sang nước này này nước kia làm ăn cả hàng chục năm còn được cơ mà, vấn đề là có những nước mình tò mò thì trốn sang, hoặc đi theo đường không chính thức, không visa, miễn là thoát được, thì cũng vui. Nếu nhỡ cảnh sát bắt cùng lắm là trục xuất về thôi. Nếu cháu cứ nói thẳng ra thế, người ta dễ tin.

Chú biết, có thể động cơ ban đầu của cháu là xách ba lô lên và đi cho thỏa chí, chứ không nghĩ sẽ viết lách gì, ví dụ thế, thì đó là chuyến đi, cách đi chú cũng ủng hộ.

Nhưng khi về, cháu viết.

Nếu cháu viết cho mình cháu, vô tư, ghi chép tỉ mẫn vui buồn, cả sự nhục trong chặng đường gần 2 năm ấy, chắc chắn đọc rất thú. Nhưng vì cháu viết trong sự mồi, sự dẫn, sự gợi, trong sự mưu toan để nhà sách bán sách, trong chiến dịch PR... kiếm tiền của những nhà sách...thế nên cái cảm xúc thuần nhất, mộc, thật thà mất dần đi, thay vào đó là câu, là chữ, là chi tiết nhiều khi cháu phải "bôi ra, vẽ ra, kéo ra" cho nhiều trang, do đó đọc vào sách bắt đầu người ta thấy cái mùi vị của tiểu thuyết, của hư cấu, của sự bịa- dù cũng vô hại nhưng chính vì thế tính chân thực, sự chân chất, tính nhật ký mất dần, mất dần, mất dần, đáng chỉ cần 200 trang thì cháu mần cả gần ngàn trang, thế là bôi rồi, thế là cháu phải làm việc mệt nhọc: việc nhớ lại để ghi chép và việc nghĩ ra thêm để viết, một cái thật đi cùng cái ảo của hư cấu văn chương làm người ta mất tin và la ó cũng phải.

Chú cũng không phản đối việc cháu ra giá bản thảo, nghe nói 600 triệu gì đó, cháu có quyền, 600 chứ 60 tỉ cũng được, miễn là cái giá đó được chấp nhận. Vấn đề là chỗ này: Cháu đang lạc bước trong bừa bộn sự dẫn dắt của truyền thông, của PR, của kinh doanh, và cháu trở nên khôn ngoan hơn khi bắt tay rất nhanh với những nhà kinh doanh. Thì cũng chẳng sao. Nhưng điều đó làm cho chuyến đi quá hay của cháu dần mất đi tính nội khởi vốn có từ nguyên sơ, giờ thì cháu đang "làm lại" chuyến đi bằng chữ để kiếm tiền thì chú không thích cháu nữa.

Nếu cháu viết mộc, thật, ghi ghi chép chép, viết hết, cả những ngớ ngẩn của mình, cả những việc gian gian dối dối của mình để tìm mọi cách được rong chơi, mua visa, vượt biên... nghe thích hơn là dần cháu chuyển động chuyến đi của cháu vào trang viết khá bài bản và khá sắp đặt.

Nghề viết khó lắm cháu ạ. Cháu viết bằng cách của một dân phượt thì được, nhưng vì sự thúc bách của nhà sách, thúc bách của sự nổi tiếng, thúc bách và cạm bẫy của PR mà phải "làm chữ", "xới chữ" "cày chữ" ngoài vẻ hồn nhiên mộng mị hấp dẫn thật của chuyến đi, thì nó không còn hút người đọc nữa rồi mà bắt đầu đặt ra cho họ những dấu hỏi của sự nghi vấn? Và người đọc có lý khi nghi vấn.

Cháu đừng làm văn.

Cháu đừng nghĩ như bác Nguyễn Lân Dũng rằng đọc cháu, nhiều nhà văn cũng thấy xấu hổ hoặc tủi về mình, đừng nghe bác Dũng thổi lên như thế, rồi cháu bay theo là chết đấy cháu. Trong cách so sánh này, bác Nguyễn Lân Dũng đang xúc phạm các nhà văn đấy cháu ạ.

Bây giờ thì cháu đừng bận tâm gì hết, sách cũng đã ra rồi, kệ số phận nó với độc giả, cháu lùi vào một góc, uống cốc cà phê, và hãy hạ mình xuống như ban đầu, như cô bé sinh viên ban đầu, và học và tiếp tục sống thật bình thường, sự nổi tiếng nếu có của cháu như vừa rồi là rất nhanh, rất mạnh, rất cuộn, nhưng cũng chỉ là "bão trong cốc", đừng theo nó, đừng bấu lấy nó.

Và hàng ngày, như bao người bình thường, cháu cứ xách ba lô lên và đi, cháu sẽ thấy thú vị, nhẹ lòng và hạnh phúc.

Sự nổi tiếng luôn là cạm bẫy.

Chúc cháu vui.

------------------------------------
Cháu nên hỏi nhà sản xuất này đã bán được bao nhiêu sản phẩm khi quảng cáo vào tên của cháu- họ cần cháu đôi khi chỉ thế thôi, cháu ạ!

Nguồn: Facebook Emiko Thai


Xem thêm:
- Chiếc kìm căng toan
- Rắn lại bò ra khỏi hang
- Ông thật đáng thương, thưa GS!

Friday, September 27, 2013

Dân hỏi, dân tự trả lời ?!

>> Kích hay không kích?
>> Bộ máy hành chính và anh xe ôm
>> Nếu sai sự thật, sách của Huyền Chíp có thể bị kiện (nhân tiện mời bà con xem lại bài >>> này!)
>> Trung Quốc : Hiếp dâm tập thể, con tướng bị 10 năm tù
>> Vụ bán visa ở Tổng lãnh sự quán Mỹ: Đồng phạm số 1 Võ Tăng Bình đã bị bắt


- Như vậy, vụ anh thanh niên tự thiêu trước trụ sở Công an P.8, Q.3, Tp Hồ Chí Minh theo >>> báo chí cho biết thông tin là do nợ giang hồ 2 triệu đồng, chưa trả được thì bị hăm dọa giết khiến nạn nhân lo sợ đã dại dột tự thiêu ngay trước cổng trụ sở công an.

Ngẫm nghĩ thì cũng đáng thương cho sự dại dột của chàng thanh niên này, nhưng giang hồ hăm dọa... lại đến trụ sở Công an mà tự thiêu thì chàng thanh niên này thật... vô lý!?

- Như vậy, vụ 3 CSGT bị chết và bị thương sau vụ nổ súng theo >>> báo chí cho biết thông tin "cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu giử 7 đầu đạn, trong đó có 1 đầu đạn lấy ra từ người ông Sơn, 6 đầu đạn còn lại thu tại hiện trường và 1 khẩu súng K59 đã hết đạn. 

 Tuy nhiên khẩu súng này của ai, ai bắn…cơ quan công an vẫn đang điều tra."

Sự việc đáng tiếc xảy ra giữa nội bộ những chiến sĩ công an giao thông với nhau, có nhiều chiến sĩ công an chứng kiến mà công việc điều tra đã hết sức khó nhọc, đến bây giờ vẫn chưa biết "khẩu súng này của ai, ai bắn..." ?!. Từ đó suy ra cũng nên thông cảm và thấu hiểu cho nổi khỗ của những cán bộ công vụ khi đối phó, phá án với bọn côn đồ lưu manh chuyên nghiệp, nếu chúng có "hàng nóng" trong tay thì sự vụ sẽ nghiêm trọng và phức tạp khôn lường.

Nhưng cứ tự thiêu và tự xử bằng "hàng nóng" (cho dù bất kỳ ai) như vậy thì thấy xã hội bất an quá, đáng buồn, đáng lo quá... 

MP


Xem thêm:
- Dân oan thành kẻ sát nhân
- Súng lại nổ vì chuyện đất đai
- Dân không sợ cái chết, thì sao lại mang cái chết ra dọa họ?



Tầng 80

>> Từ xã hội dân sự đến dân chủ tự do
>> Chiến hạm Mỹ bắn pháo trên Biển Đông
>> Việt Nam sẽ xây dựng tại Cam Ranh trung tâm sửa chữa tàu của Nga



Có hai anh em sống trên tầng 80 của một chung cư cao ngất. Một ngày kia về nhà sau giờ làm việc, họ choáng váng khi nhận ra thang máy của chung cư bị hư; họ buộc phải leo bộ lên căn hộ của mình.

Sau khi vất vả lên đến tầng 20, thở hổn hển và mệt mỏi, họ quyết định để những túi xách của mình lại đó và sẽ quay lại lấy vào ngày hôm sau. Khi lên đến tầng 40, người em bắt đầu lầm bầm và sau đó cả hai cãi nhau. Họ vừa tiếp tục những bước chân nặng nề của mình, vừa cãi nhau cho đến tầng 60. Bỗng họ nhận ra rằng mình chỉ còn 20 tầng nữa thôi. Họ quyết định ngừng cãi và tiếp tục leo lên trong sự bình an. Họ yên lặng leo lên và cuối cùng cũng đến được căn hộ của mình. Đến nơi họ mới phát hiện đã để chìa khóa nhà trong những túi xách đã để lại ở tầng 20.

Câu chuyện này cũng tựa như cuộc đời chúng ta… Nhiều người trong chúng ta sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô và bạn bè khi còn bé. Chúng ta hiếm khi thực hiện những gì mình thật sự muốn, luôn ở dưới rất nhiều áp lực và sự căng thẳng đến nỗi năm 20 tuổi, chúng ta mệt mỏi và quyết định vứt bỏ gánh nặng này đi.

Chúng ta sống một cách năng nổ và có những ước mơ lớn. Nhưng khi đến 40 tuổi, chúng ta bắt đầu đánh mất tầm nhìn và những giấc mơ của mình, cảm thấy không thỏa mãn và bắt đầu phàn nàn, chỉ trích. Đến tuổi 60, chúng ta nhận ra mình không còn nhiều thời giờ nữa để phàn nàn và chúng ta bước đi trong sự bình an, thanh thản. Chúng ta nghĩ không còn điều gì làm mình thất vọng nữa. Và rồi chợt nhận ra rằng không thể nào ngơi nghỉ trong sự bình an vì chúng ta còn những giấc mơ chưa thực hiện được - những giấc mơ mà chúng ta vứt bỏ cách đây 60 năm.
Vậy ước mơ của bạn là gì?

Hãy đi theo những ước mơ của mình để không phải sống trong sự tiếc nuối.

(sưu tầm)

P/s: Hic! Tại cái thang máy bị hư...

Xem thêm:
- Chợ đời nhốn nháo nói leo
- Tại Mai An Tiêm quá ỷ lại
- Đúng cái gì mà đúng cụ ơi!?

Ai sẽ làm luật sư cho Trương Duy Nhất?

>> Kích hay không kích?
>> Mỗi lít xăng "cõng" 8.000 đồng thuế, phí!
>> Không được tùy tiện điều trị đau mắt đỏ cho HS tại trường


Nguyễn Trọng Tạo

Lâu không có tin gì về Trương Duy Nhất từ trại tạm giam, thấy nong nóng con mắt, tôi gọi điện cho người bạn thân của Nhất, hỏi xem có tin gì mới không. Người bạn nói “Nhất vẫn khỏe”. Chả là cách đây 1 tuần, người nhà được gặp Nhất ở trại tạm giam cho biết như thế. Và bạn của Nhất nói thêm “Hôm nay là đúng ngày Nhất bị bắt 4 tháng trước, ngày 26.5 2013.

Tôi giật mình. Vậy mà đã 4 tháng tròn, 4 tháng mà lệnh tạm giam đã có hiệu lực và hết hiệu lực.

Điều 258 bộ luật hình sự là thế này đây:

“Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

Đã có nhiều bình luận trái chiều khi Nhất bị bắt. Người cho rằng Nhất viết blog có quan điểm “phe phái chính trị” xúc phạm lãnh đạo, người lại cho rằng Nhất “nói quá thẳng về suy nghĩ của một công dân”.

Tôi nghĩ, cả hai điều đó đều đúng với Nhất. Nếu có gì sai, chỉ cần tranh luận hay trao đổi thẳng thắn thì cũng chả sao. Còn nếu cứ khép vào tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” thì quá nặng nề, cho dù là phạt cảnh cáo đi nữa. Nếu cứ chê ông này, khen ông kia, và nói thẳng suy nghĩ của mình một cách công khai thì đấy là quyền của mỗi người. Cái quyền đó mà mất đi thì con người chỉ còn là cái máy gật mà thôi.

Thời này viết lách sao mà khó thế. Viết mà cứ nghĩ mình sẽ bị bắt thì còn lòng dạ đâu mà viết nữa!

Không biết ở trại tạm giam, Nhất đang nghĩ gì? Có viết được bài nào nữa không hay chỉ ngồi viết tường trình, viết lại những cuộc thẩm vấn? Hay đây chỉ là một cuộc “đi thực tế” để sau này được tự do sẽ viết về Công an, Tòa án?

Chỉ biết là “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” tức là ”một ngày trong tù (bằng) nghìn thu ở ngoài”.

Chỉ biết là mỗi tháng 2 lần được vợ con đến trại giam tiếp tế nhưng không được gặp.

Lần được gặp vợ con 1 tuần trước khi hết hạn tạm giam (4 tháng) không biết Nhất có vui không. Chỉ biết là lần gặp duy nhất đó, Nhất bảo vợ con mời luật sư cho Nhất. Vậy là chuyện bắt Nhất có thể sẽ thành án? Điều này ngoài suy nghĩ của tôi. Và trước mắt nếu Nhất chưa được tại ngoại thì chắc chắn lệnh tạm giam tiếp theo đã được ký.

Ai sẽ làm luật sư cho Nhất?
Hà Nội, 26.9.2013

Nguồn: Blog Nguyễn Trọng Tạo

P/s: Theo GIẢI ĐỘC THÔNG TIN thì: " ...hy vọng, trong thời gian tới sẽ nhận được thông tin tích cực từ các blogger Phạm Viêt Đào và Trương Duy Nhất, nếu... "

Xem thêm:
- Quá ẩu...
- Trương Duy Nhất & Tom cat
- A dua, chửi đổng và ngứa mồm

Thursday, September 26, 2013

Nỗi buồn của… trâu (?!)

>> Chống gây rối
>> Chuyện vệ sinh
>> Thành tỷ phú nhờ nuôi trâu giữa phố (nhân tiện mời bà con xem lại bài >>> này!)
>> Còn lương 'khủng' sẽ kỷ luật Giám đốc Sở Tài chính
>> 1% hay 50% công chức “không hoàn thành nhiệm vụ“?


(PetroTimes) - Không hiểu những người có trách nhiệm xét duyệt để đưa lễ hội chọi trâu thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã bao giờ chứng kiến cảnh người ta dùng điện để giết chết trâu, rồi chặt đầu mang đi tế lễ… hay chưa?

Một tin vui vô bờ bến đối với những người mê chọi trâu, những người kinh doanh thân xác trâu và với cả những người… mê thịt trâu ấy là việc Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nghe mà thật dựng tóc gáy.

Không hiểu trò chọi trâu này thể hiện tinh thần thượng võ ở đâu, về khía cạnh tâm linh thì có góp phần gì để cho các bậc thần thánh phù hộ cho “quốc thái dân an” hay không? Nhưng về khía cạnh dã man thì cách ứng xử của con người đối với loài động vật thân thiết, gắn bó ngàn đời với nền văn minh lúa nước của chúng ta là hết sức vô nhân đạo.

Một con trâu được tuyển chọn rất công phu về để nuôi nấng, dạy dỗ, được chăm bẵm, được thương yêu…

Và rồi con trâu ấy được mang ra sới để chọi.

Chọi xong, nếu là trâu thắng trận thì thay vì được tôn vinh, được gìn giữ và coi đó là một tài sản của người nuôi thì lại bị chính ông chủ nuôi dùng điện cao thế chích cho bất tỉnh, rồi xẻ thịt đem bán. Giá thịt của “ngưu hùng” này cao gấp nhiều lần so với kẻ chiến bại. Không hiểu những người có trách nhiệm xét duyệt để đưa lễ hội chọi trâu thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã bao giờ chứng kiến cảnh người ta dùng điện để giết chết trâu, rồi chặt đầu mang đi tế lễ… hay chưa?

Đối xử với con trâu vô nhân đạo như vậy, hành vi phản văn hóa như vậy mà lại trở thành di sản thì không sao hiểu nổi.

Thật ra, chuyện dùng động vật trâu, bò, lợn, gà… để cúng lễ cũng đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, những lễ hội đâm trâu, rồi những trò thể thao đấu bò trên thế giới gần đây đang bị phản đối nhiều.

Quả thật, không có trò nào dã man hơn là mang biểu tượng chiến thắng đi xẻ thịt bán. Người ta đã lợi dụng chọi trâu để kinh doanh và chen vào đó là cả sự lừa đảo, dối trá. Có giời mà biết thịt bày ra phản, tảng nào là của trâu thắng, miếng nào là của trâu bại. Rồi bên cạnh đó là cá độ và vô vàn những hành vi tiêu cực khác…

Một tập tục nào đó khi đã được xét duyệt thành di sản văn hóa thì điều đầu tiên phải xem xét đến là tính nhân văn, tính giáo dục và tính truyền thống.

Vậy thử hỏi chuyện chọi trâu ở Đồ Sơn và bây giờ lại lan ra một số địa phương khác thì tính nhân văn, rồi bản sắc văn hóa dân tộc ở đây là gì? Không hiểu ít hôm nữa, người ta có đề nghị đưa lễ hội chém lợn được phục hoạt ở một vùng ngoại ô Hà Nội mấy năm gần đây là di sản văn hóa thì mấy người có trách nhiệm xét duyệt tính sao?

Thiết nghĩ, để công nhận một lễ hội, một tập tục… trở thành di sản văn hóa thì nên chăng phải lấy ý kiến rộng rãi của toàn dân, của các bậc thức giả. Còn làm như hiện nay, không hiểu rồi tới đây người ta sẽ tùy tiện như thế nào trong việc xét duyệt và cấp giấy chứng nhận di sản văn hóa quốc gia cho các lễ hội, tập tục khác.


Như Thổ

Xem thêm:
- Sủa ... giọng Sài Gần!
- Con chó chờ miếng ăn thừa!
- Chuyện cái "ba vạn chín nghìn"