Thursday, September 26, 2013

Nỗi buồn của… trâu (?!)

>> Chống gây rối
>> Chuyện vệ sinh
>> Thành tỷ phú nhờ nuôi trâu giữa phố (nhân tiện mời bà con xem lại bài >>> này!)
>> Còn lương 'khủng' sẽ kỷ luật Giám đốc Sở Tài chính
>> 1% hay 50% công chức “không hoàn thành nhiệm vụ“?


(PetroTimes) - Không hiểu những người có trách nhiệm xét duyệt để đưa lễ hội chọi trâu thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã bao giờ chứng kiến cảnh người ta dùng điện để giết chết trâu, rồi chặt đầu mang đi tế lễ… hay chưa?

Một tin vui vô bờ bến đối với những người mê chọi trâu, những người kinh doanh thân xác trâu và với cả những người… mê thịt trâu ấy là việc Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Nghe mà thật dựng tóc gáy.

Không hiểu trò chọi trâu này thể hiện tinh thần thượng võ ở đâu, về khía cạnh tâm linh thì có góp phần gì để cho các bậc thần thánh phù hộ cho “quốc thái dân an” hay không? Nhưng về khía cạnh dã man thì cách ứng xử của con người đối với loài động vật thân thiết, gắn bó ngàn đời với nền văn minh lúa nước của chúng ta là hết sức vô nhân đạo.

Một con trâu được tuyển chọn rất công phu về để nuôi nấng, dạy dỗ, được chăm bẵm, được thương yêu…

Và rồi con trâu ấy được mang ra sới để chọi.

Chọi xong, nếu là trâu thắng trận thì thay vì được tôn vinh, được gìn giữ và coi đó là một tài sản của người nuôi thì lại bị chính ông chủ nuôi dùng điện cao thế chích cho bất tỉnh, rồi xẻ thịt đem bán. Giá thịt của “ngưu hùng” này cao gấp nhiều lần so với kẻ chiến bại. Không hiểu những người có trách nhiệm xét duyệt để đưa lễ hội chọi trâu thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã bao giờ chứng kiến cảnh người ta dùng điện để giết chết trâu, rồi chặt đầu mang đi tế lễ… hay chưa?

Đối xử với con trâu vô nhân đạo như vậy, hành vi phản văn hóa như vậy mà lại trở thành di sản thì không sao hiểu nổi.

Thật ra, chuyện dùng động vật trâu, bò, lợn, gà… để cúng lễ cũng đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, những lễ hội đâm trâu, rồi những trò thể thao đấu bò trên thế giới gần đây đang bị phản đối nhiều.

Quả thật, không có trò nào dã man hơn là mang biểu tượng chiến thắng đi xẻ thịt bán. Người ta đã lợi dụng chọi trâu để kinh doanh và chen vào đó là cả sự lừa đảo, dối trá. Có giời mà biết thịt bày ra phản, tảng nào là của trâu thắng, miếng nào là của trâu bại. Rồi bên cạnh đó là cá độ và vô vàn những hành vi tiêu cực khác…

Một tập tục nào đó khi đã được xét duyệt thành di sản văn hóa thì điều đầu tiên phải xem xét đến là tính nhân văn, tính giáo dục và tính truyền thống.

Vậy thử hỏi chuyện chọi trâu ở Đồ Sơn và bây giờ lại lan ra một số địa phương khác thì tính nhân văn, rồi bản sắc văn hóa dân tộc ở đây là gì? Không hiểu ít hôm nữa, người ta có đề nghị đưa lễ hội chém lợn được phục hoạt ở một vùng ngoại ô Hà Nội mấy năm gần đây là di sản văn hóa thì mấy người có trách nhiệm xét duyệt tính sao?

Thiết nghĩ, để công nhận một lễ hội, một tập tục… trở thành di sản văn hóa thì nên chăng phải lấy ý kiến rộng rãi của toàn dân, của các bậc thức giả. Còn làm như hiện nay, không hiểu rồi tới đây người ta sẽ tùy tiện như thế nào trong việc xét duyệt và cấp giấy chứng nhận di sản văn hóa quốc gia cho các lễ hội, tập tục khác.


Như Thổ

Xem thêm:
- Sủa ... giọng Sài Gần!
- Con chó chờ miếng ăn thừa!
- Chuyện cái "ba vạn chín nghìn"

1 comment:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hay và chi tiết
    ..........................
    Huyền Sport
    Cuồng Nhiệt Cùng Chọi Trâu
    bong88 l bong88

    ReplyDelete