>> Tiền trả lương hưu sắp cạn
>> Tiêu cực ngành giao thông chạm đâu cũng có
Ngày nghỉ lên mạng, lướt qua FB Gió lang thang thấy 1 số bức ảnh chụp tại Đồng Văn (Hà Giang), vùng quê mà tôi có nhiều kỷ niệm trong vụ án Sầm Đức Xương, tôi bất chợt nghĩ lại câu chuyện tôi với 1 anh bạn làm nghề xây dựng cùng quê, cùng học phổ thông với nhau.
Năm ngoái, có cuộc gặp Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội anh bạn hỏi tôi: “Mày có đến dự không? Tao đi dự mấy lần thấy chán quá, mang tính xã giao, xáo rỗng thôi, không thấy ích lợi gì cả”. Tôi trả lời: “Tao cũng được anh em gọi điện mời nhưng tiếc quá ngày đó tao phải đi công tác xa. Cái quan trọng là anh em đồng hương nên đóng góp trí tuệ với quê hương để phát triển kinh tế như thế nào, phát huy được lợi thế về đất đai, văn hóa, truyền thống và tính cần cù chịu khó của người dân quê ta… giúp dân đỡ đói khổ”.
Tôi chưa nói dứt lời thì anh bạn tôi vốn tĩnh bỗ bã nhưng chất phác, mộc mạc nói như quát với tôi: “ Đ…gì, mày lại sách vở, luận cương, đường lối. Nói mà không làm, nói 1 đàng làm 1 nẻo thì được cái đ…gì. Cây gì? Con gì hả? Mọi người bảo cây thuốc phiện, con ca ve thì có. Dân giàu hả? Việc làm không có. Nước giàu hả? Ngân sách thu không đủ chi, vào túi quan tham hết thì phát triển cái đ…gì”.
Tôi phản bác ý kiến: “Với trách nhiệm của người con quê hương đi xa mình phải góp ý…” Vừa nói đến đây, anh bạn tôi đứng phắt dậy mắng luôn tôi: “Đ…mẹ mày, tao cho mày 1 chiếc giày bây giờ. Tao kể cho mày nghe: tao làm xây dựng, muốn nhận được công trình phải quỵ lụy hết thằng nọ, thằng kia, đấu thầu cái mả mẹ gì ? không đi đêm có mà trúng thầu, chi phí ngoài sổ sách trước công trình quá lớn, hậu quả của việc xây dựng công trình chất lượng yếu kém là đương nhiên, nếu không lấy gì thu để chi, làm gì có lãi để mà sống... ha ha, có gì thì lý giải: làm công trình cũng vì dân, công trình là của dân; chóng hư hỏng, chất lượng kém cũng do dân, vì dân; mày làm luật sư mày cãi đi nào? ”.
Rồi anh bạn trầm ngâm kể tôi nghe 1 câu chuyện: “Tao đi làm công trình, hết bên A, chủ đầu thư, nghiệm thu đến giám sát, quyết toán, thanh toán,… cũng đều phải chiều họ đủ thứ; đi hát karaoke, ôm iếc là chuyện thường. Thế thì xóa đói giảm nghèo cái đ…gì. Một lần tao đi hát karaoke, khi đi vệ sinh, phòng nam nữ cạnh nhau, tao bỗng nghe tiếng vỗ đôm đốp phát ra từ phòng nữ rồi tiếng cô gái cất lên: “Mày ơi! Cảm ơn mày nhé, một miếng be bé như da trâu mà xóa đói giảm nghèo được cả họ”. Nói xong anh bạn cười khà khà, còn tôi thì ngước mắt lên trời và ưu tư.
Qua bức ảnh của FB Gió lang thang và câu chuyện của anh bạn, tôi tự hỏi: chính sách đưa nông thôn tiến kịp thành thị, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi đã làm được gì cho dân, cho nước trên thực tế? Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Lao động chống lạm dụng sức lao động của trẻ em, trên thực tế đã làm được gì? Ở vùng nông thôn, miền núi các em không bỏ sức lao động để giúp bố mẹ thì lấy gì để ăn? Để mặc? Để học hành?...
Buồn thay!!!
Nguồn: Facebook Trần Đình Triển
Xem thêm:
- Tháng “cô hồn”
- Khi cán bộ điều tra không thuộc bài
- Thiếu cặp lồng, còn cơm ăn với lá
No comments:
Post a Comment