Monday, September 30, 2013

Nước mắt

>> Hồn Việt qua những thân tre
>> Trẻ nói dối càng nhiều, chữ hiếu càng cao
>> UBND Hà Nội sắp "tuyên án" Tổng GĐ đánh nhân viên sân golf
>> Tiễn người trong cõi chữ
>> Nhà văn Đà Linh qua đời (Thế là đầu bạc lại tiễn đầu xanh .., mẹ nhà văn này hiện đang sống một mình tại Đà Nẵng)


Người ta thường nói: "Càng già thì nước mắt càng ít đi và dần khô cạn". Ta cũng nhận ra được sự khác biệt giữa những giọt nước mắt của một đứa trẻ, của người trưởng thành và một người đã quá tuổi.

Người già rất hiếm khi khóc, nhưng với một đứa trẻ, nó có thể khóc suốt cả ngày như một thói quen: nó khóc khi nó đói, khóc khi cơ thể nó lên tiếng rằng đang khó chịu, khóc khi không được nghe tiếng ru hay không được đung đưa trong chiếc nôi thân thuộc ấm áp.

Đến khi lớn hơn, nước mắt ta rơi là những lần đòn roi của ba mẹ, là khi không tranh giành được gói quà hay món đồ chơi, là khi ai đó không làm vừa ý mình, là khi té ngã mà không được ai đỡ dậy. Là khi đêm xuống, bị hù ông kẹ, bà chằn. Là khi… rất nhiều "cái khi" dù đơn giản hay phứ tạp nhưng cũng khiến cho khuôn mặt ta lấm lem, tràn chề nước mắt. Ta chỉ biết khóc và ngồi chờ người khác đến dỗ dành,cho kẹo. Cứ thế, nước mắt ta rơi trong những ngây ngô bồng bột rất đời thường, nước mắt khi ấy rất trong, sáng và rất thật.

Rồi một ngày, khi ta đặt bước sang lằn ranh giới của tuổi trưởng thành, dường như khi ấy nước mắt chỉ còn trong câm lặng, được cất giấu kĩ càng. Ta ít khóc hơn, ta bắt đầu nhận thấy mình trầm hẵn lại, không còn mang nét vô tư, hóm hỉnh của đứa trẻ khi xưa nữa! Ta phải tự chủ trong tất cả, độc lập với bản thân, làm tấm gương sáng cho những đứa em, ta phải chịu trách nhiệm với từng lời nói, từng hành động của bản thân. Khi ta đã lớn, ta sẽ không khóc vì bị bỏ đói, không khóc khi bị la mắng hay vấp ngã. Ta không còn ngồi hậm hực khóc và trách mọi người sao lai làm ta buồn và mang đến cho ta những điều khó chịu. Mà lúc này, ta chỉ khóc khi thấy chính ta không làm ra cái ăn để nuôi sống bản thân và gia đình, ta khóc cho những lỗi lầm mà mình đã mắc phải, ta khóc vì những bất công và sự bấp bênh của cuộc sống, nhưng rồi sau đó, ta cũng phải cố gắng đứng dậy, gạt nước mắt và bước tiếp.

Đến tuổi già, dường như ta ít khi bắt gặp những giọt nước mắt của mình trên khuôn mặt. Những vết nhăn, những nhập nhằng từ cuộc đời, những gì ta đã trãi qua, đã gặp phải ở tuổi trẻ. Ta chợt nhận ra: "tiếng khóc và nước mắt của con người chứa đựng rất nhiều hàm nghĩa, nhưng, nước mắt sẽ chẵng bao giờ xí xóa bất cứ điều gì cho ta". Với tuổi già, có lẽ nước mắt chỉ được phép chảy ngược, nó chảy vào tim và len lõi trong từng ý nghĩ của tiềm thức. Ta không ép cho nước mắt chảy nhưng thật ra nước mắt đang giàn giụa trên chính gương mặt ta. Nước mắt của tuổi già là những giọt nước đã vô tình bi thời gian hong khô thành cát bụi. Nước mắt là cát bụi, cát bụi rồi cũng sẽ trở về với cát bụi.

Bao năm qua, ta đang đang đứng ở đâu giữa của đời?

Ta đã làm gì với cuộc đời mình suốt những năm tháng qua và ta đã học được gì sau mỗi cuộc chia li?

Có những lúc, thèm một mình mà khóc, không cần ai an ủi vỗ về, để cho nỗi buồn như là giọt nước, lăn xuống má và trôi đi. Có nhiều lúc, thèm gục đầu mà khóc, gọi những kí ức trở về, thời gian bỗng dưng dồn chật lại, trôi nhanh và lặng lẽ hơn thường ngày. Và nhiều lúc, thèm được nhìn mình khóc, nhận ra mình khóc khác ngày xưa, những va đập in lên màu mắt, để nhận ra: tiếng khóc mình đã vơi dần nước mắt rồi cũng hóa thành cát bụi.

(sưu tầm)

P/s: Hôm nay, ngày 01/10, Quốc tế Người cao tuổi, tức là người đã già...

Xem thêm:
- Bồ tát là ai?
- Giấc mơ, thiên tài
- Rắn lại bò ra khỏi hang

No comments:

Post a Comment