Tuesday, May 21, 2013

Đi lên từ sở trường!

>> Mặt trái của biểu tình
>> Từng bước trở thành những đối tác ngọt-đắng
>> Khi ý kiến người dân "bị bỏ sọt rác"
>>>>> Vụ Phương Uyên và Nguyên Kha (Song có lẽ cấp thiết và hữu ích hơn cả là tạo áp lực buộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải giải thích điều 88, thế nào là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.)


Hôm nay, Lúa xin bàn về chiến lược phát triển kinh tế cho VN, tầm nhìn trong khoảng 15-20 năm, các bác nghe xem thế nào? (Lúa xin mở một dấu ngoặc là với điều kiện đất nước thực sự dân chủ "?")

Xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp/thủy sản/cây công nghiệp chủ lực như Lúa, trái cây đặc sản, cá, tôm, cà phê, chè, điều… làm mũi nhọn.

Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc sản xuất bền vững, đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu (hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm ...)

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng cũng đơn giản thôi. Tức là mình chú trọng vào chất lượng, không tăng sản lượng nữa.
Xin đừng xem thường nông nghiệp. Dù xã hội có phát triển tới đâu đi chăng nữa thì nhu cầu lương thực thực phẩm là hàng đầu, nhất là trong thời khắc khủng hoảng này, người ta có thể không mua ô tô, không dùng iphone nhưng không thể không ăn.

Mỹ không dám lơ là với nông nghiệp, Anh Pháp cũng vậy. Nhật đưa mục tiêu là sản xuất nông nghiệp phải cung cấp ít nhất 50% nhu cầu trong nước.

Nếu ai đã từng qua Nhật/Iceland, rau muống về mùa đông, đắt hơn thịt lợn/bò. Một tí rau muống chừng 10 ngọn, chắc khoảng 80-100g, có giá 298yên, trong khi thịt lợn loại trung bình khoảng 180yên/100gam. Họ phải trồng trong nhà kính với bao công sức, năng lượng tiêu tốn. Vào mùa hè cũng không hề rẻ, khoảng 198yên/100gam. Đu đủ thì vô cùng đắt, chất lượng kém xa đu đủ của VN.

Những thứ đó ỏ VN giá bao nhiêu, chỉ cần chúng ta vứt hột, tưới nước là có, chúng ta có khí hậu thiên nhiên quá thuận lợi cho nông nghiệp, nếu không dùng phân thuốc thì sản lượng thấp hơn nhưng sản phẩm sẽ được chấp nhận ở rất nhiều thị trường.

Tất cả những tiến bộ, khoa học, sản phẩm biến đổi gen này kia... chỉ tung hô rầm rộ một thời gian rồi lại tranh cãi, lại lấn cấn lại có nhiều nơi tẩy chay, và họ lại tìm về những sản phẩm nguyên bản, tự nhiên để dùng.

Ở VN chúng ta có cái may là những sản phẩm biến đổi gen chưa phải là thói quen của đại đa số nông dân... chúng ta vẫn có rất nhiều những cây con nguyên thủy, chỉ sàng lọc qua chọn giống bằng phương pháp cổ truyền.

Lúa ví dụ thôi nhé: trước đây, cả thế giới tung hô chào đón giống ngô của Monsanto, nào là kháng sâu rầy, sản lượng cao……thế nhưng sau đó, họ dùng ngô này nuôi bò lấy thịt lấy sữa thì xuất hiện bò điên, sữa cũng có những prôtein khác với sữa truyền thống. Một số nước cấm tiệt trồng và nhập khẩu ngô của Monsanto. Rồi sau dó họ lại phát hiện tiếp, giống ngô biến đổi gen mất dần khả năng kháng rầy/bệnh (vì vi khuẩn hay virus gây bệnh có khả năng thích nghi rất cao, đột biến rất nhanh để tồn tại).

Hay như giống lúa vàng (có vitamine A hạm lượng cực cao). Nhật là nước lai tạo tuyển chọn ra giống lúa đó, nhưng ai đã từng ở Nhật, họ không hề trồng đại trà để bán cho dân chúng. Người Nhật vẫn dùng giống lúa truyến thống của họ, canh tác khoảng 5-6 tháng mới thu hoạch, 1 năm họ chỉ làm một vụ, gạo của Nhật thì… ngon thôi rồi. Các bác thấy, để cho ra giống lúa đó chi phí bao nhiêu? Rồi bao nhiêu nhữ gen bị phá vỡ, gen chỉ thị kèm trong sản phẩm? Trong khi nguồn Vitamine A thì dồi dào vô cùng, trong rau trái, cá biển… mà rất rẻ. Thử hỏi, với giống lúa 3 tháng thu hoạch, về độ “chín”, đủ thời gian cho biến đổi dinh dưỡng, làm sao bằng 5-6 tháng?

Rồi sự khai thác đất nông nghiệp dầy đặc như thế thì việc bạc màu, chai đá của đất sẽ diễn ra chóng mặt. Người Nhật nhập khẩu gạo của Thái Lan chỉ dùng để nuôi heo gà .., giá gạo của họ đắt gắp 10 lần gạo của Thái Lan (khoảng 600-900yên/ký = 140-220nghìn/ký).

Lúa đã từng gặp một ông GS trùm về chọn giống của một trường ĐH nổi tiếng nhất Nhật Bản, lúc say say rồi, Lúa hỏi, sao các ông ca ngơị giống lúa lai, biến đổi gen mà các ông lại không trồng, thế nghiên cứu để làm gì? Ông ta cuời cười và nói, “nghiên cứu để không bị lạc hậu, chứ còn mấy thứ đó, rủi ro chưa biết thế nào… cuối cùng không cái gì bằng tự nhiên đâu”.

Một kẻ ngồi ở vị trí điều hành nên kinh tế, phải biết mình mạnh cái gì, yếu cái gì. Không phải cứ thấy người ta là nước công nghiệp rồi nhảy dựng lên thành nước CN. Đi lên từ sở trường, bao giờ cũng bền vững và chắc chắn hơn sở đoản.

Người Sing, họ không lao vào CN nặng mà họ làm kinh tế dựa vào vị trí địa lý họ có, cộng với vận tải. Họ cũng đầu tư vào sản xuất linh kiện bán dẫn. Đến khi họ giàu rồi, tự khắc mọi thứ nó đến.

Các bác xem, họ có sản phẩm nào là đình đám thế giới không? Thưa không, nhưng dân Sing được hưởng, được dùng tất cả những gì tốt nhất, sa xỉ nhất, hiện đại nhất. Họ thiếu cả nước ngọt nên trong ngoại giao họ “mềm dẻo” với Malaysia ra sao?

(hết trích)

Nguồn: Hai lúa

P/s: Người Sing họ đã từng nói thẳng với người mình rồi đó: “Chúng mày ngồi trên đống vàng mà không biết cách làm giàu!

Xem thêm:
- Không bất ngờ lắm đâu!
- Họ là đồng bào của các anh chị đấy!
- Chúng ta đã hết lòng với dân chưa?
- 7 năm nữa, VN sẽ trở thành nước công nghiệp hóa, bạn có tin nổi không?

No comments:

Post a Comment