Monday, May 27, 2013

Biến tướng "luật rừng"

>> Âm thầm bỏ học
>> Tranh của họa sĩ VN bán được giá kỷ lục
>> Dàn xếp đấu giá đất, trục lợi tiền tỷ
>> Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất ( ...một nhà nước pháp quyền thì ko thể bắt giam một người vì tội "chửi đổng" và "a dua" . Nói như bạn BCH thì đứa nào kênh kiệu, có cái mặt đáng ghét thì phải bắt nhốt cho hết à ?)


Luật rừng - "luật” của kẻ mạnh hay những quy định bất thành văn, những cái "lệ”, thói tục của giới giang hồ, thậm chí chỉ của một nhóm người nào đó âm thầm len lỏi trong các hoạt động xã hội, trong dòng chảy của cái gọi là xã hội đen. Mọi quy định bất thành văn, những cái gọi là luật rừng, xã hội đen cũng có những biến tướng của nó. Ngay chính những văn bản quy phạm pháp luật hẳn hoi cũng đã bị người ta làm cho trái, cho biến tướng.

Luật pháp do con người và xã hội xây dựng, nhằm mang lại sự ổn định trật tự xã hội, vì lợi ích của xã hội. Với xã hội tiến bộ, đặc biệt là xã hội ta, luật pháp phục vụ, đảm bảo sự công bằng cho mọi người dân. Mọi hành vi, mọi thứ "luật” trái quy định, luật pháp chính thống đều không được chấp nhận, phải xử lý.

Lâu nay, người dân rất bất bình trước những hoạt động trái pháp luật, mang tính tội phạm, liên quan hoạt động xã hội đen, đặc biệt sự biến tướng của nó. Chỉ xung quanh chuyện những cái gọi là "nhìn đểu” đã liên miên xảy ra các vụ ẩu đả, án mạng mà nạn nhân ở mọi lứa tuổi, kể cả sinh viên, học sinh...Chuyện một nữ sinh ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội hôm 12-5, đi dạo, chỉ vì phản ứng những lời ngang trái của kẻ côn đồ mà bị truy sát đến tận nhà. Nhóm côn đồ đông đảo tiếp ứng còn ngang nhiên hành hung, đánh đập những người trong gia đình, đập phá tài sản. Sự ngông nghênh, ngang ngược đã thách thức pháp luật, bất chấp các quy định về đạo đức, phong tục tập quán của xã hội. Đó không chỉ là những biểu hiện bột phát của hành vi. Những việc như nhóm côn đồ đột nhập vào trang trại của một người dân ở khu vực xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hôm 16-5, ném đá, đập phá, lớn tiếng thách thức: "Phá hết, ai ra thì giết”...đã diễn ra không phải là ít. Các băng đảng, phe nhóm đã hoạt động theo những đơn đặt hàng, đòi nợ, quấy rối, sẵn sàng đâm chém, giết người. Nhiều vụ xảy ra như vụ truy sát Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) gần đây, hoặc đã xảy ra án mạng nghiêm trọng như vụ Thảo Cầm Viên (TP. HCM) trước đây. Theo thống kê sơ bộ của ngành chức năng, cả nước hiện vẫn tồn tại hơn 300 băng nhóm tội phạm với hàng nghìn đối tượng hình sự có biểu hiện hoạt động tội phạm. Tại TP. HCM, chỉ tính từ 15-12-2012 đến 15-3-2013, đã xảy ra gần 1.500 vụ phạm pháp hình sự, làm chết 27 người, 198 người bị thương, tài sản bị thiệt hại trên 59 tỷ đồng. Mặc dù nhiều nơi như TP. Hà Nội, TP. HCM đã mở các đợt cao điểm phòng chống tội phạm... nhưng - như Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) nhận định – TP. HCM chỉ mới kìm hãm, làm giảm được tính chất manh động và sự lộng hành của tội phạm. So với năm trước, tội phạm vẫn gia tăng, vẫn còn những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, vẫn còn các băng nhóm xã hội đen hoạt động chi phối nhiều địa bàn.

Oái oăm thay, như chính nhận định của ngành công an, trong nhiều trường hợp, không ít người dân sử dụng tội phạm, các đối tượng xã hội đen để đòi nợ và để bảo vệ bản thân, chấp nhận bảo kê, bỏ tiền ra thuê lực lượng này. Không ít các công ty, doanh nghiệp đã sử dụng lực lượng xã hội đen, sử dụng "luật rừng” và những biến tướng của nó trong hoạt động của mình. Trong vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang, đã xảy ra vụ côn đồ hành hung người tố cáo; hay vụ côn đồ đánh 11 người dân ở xã Đại Thắng (Tiên Lãng, Hải Phòng) vừa xảy ra, người ta nghi ngờ về sự bắt tay của chủ đầu tư với xã hội đen. Cũng như trong nhiều vụ việc khác, người ta nghi ngờ sự bất lực, khoanh tay đứng nhìn của cơ quan chính quyền. Ở đây chưa dám nói như có ý kiến cho rằng, có nơi người ta còn "bật đèn xanh”, chấp nhận kiểu bảo kê, thực hiện luật rừng biến tướng, trái luật pháp này.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ Công an cùng một số tỉnh thành khẳng định, những băng nhóm kiểu xã hội đen hoạt động bảo kê, lộng hành đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự tại địa phương, gây bức xúc trong nhân dân. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ đã yêu cầu chỉ đạo về việc điều tra, xử lý; yêu cầu các cơ quan kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân có liên quan thuộc quyền quản lý trong việc để các đối tượng, băng nhóm tội phạm này hoạt động. Như vụ việc côn đồ đánh dân ở Tiên Lãng, Thủ tướng cũng đã liên tiếp có hai công văn chỉ đạo yêu cầu các cấp chính quyền Hải Phòng giải quyết và xử lý nghiêm. Nhiều vụ việc như vụ xảy ra ở Tây Hồ (Hà Nội), Cam Lộ (Quảng Trị) cũng đang chờ công an điều tra...Vấn đề đặt ra cần làm rõ trách nhiệm, xử lý rốt ráo trách nhiệm của những cá nhân, tập thể liên quan. Nếu không có sự mạnh tay, sự vào cuộc rốt ráo của các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp thì xã hội đen cùng những biến tướng của nó sẽ lộng hành, làm rối loạn xã hội. Và sự thiệt thòi cuối cùng vẫn là về phía người dân. Như vụ ở xã Đại Thắng, Tiên Lãng, một người dân than thở: "Bị đánh nhưng biết nghi ngờ bắt đền ai. Côn đồ đánh dân xong thì bị công an xã để "sổng” mất. Chính quyền thì bảo đang chờ điều tra. Thế là coi như mình tự đánh vào mình”.

Kiên Long - ĐĐK

Xem thêm:
- Luật và người hiểu luật
- Hai vị họ Phạm đứng ngoài cuộc chơi?
- Chuyên án thú nhồi bông?
- Viết blog có bảo kê?


No comments:

Post a Comment