>> Quốc hội yêu cầu không được bức cung, nhục hình
>> Chống phá nhà nước trên mạng xã hội bị phạt đến 100 triệu đồng
>> Bắc Triều Tiên đã chi 500 triệu USD để ngợi ca các nhà lãnh đạo
Trần Kỳ Trung
Nhớ hồi VTV thông báo sẽ có truyền hình trực tiếp Bộ trưởng trả lời chấn vấn các câu hỏi của đại biểu Quốc hội, tôi rất háo hức chờ đợi.
Chắc nhiều người cũng có tâm trạng như tôi.
Cái gì ban đầu, lạ, chưa từng có, chưa từng thấy…Cũng làm cho người xem phải chú ý, muốn tìm hiểu.
Điều đầu tiên muốn xem trình độ trả lời chất vấn của mấy ông bộ trưởng như thế nào ? Trước đây cứ thấy các ông ấy, đứng trước các cuộc mít tinh, hay lễ chào mừng… toàn nhìn vào giấy đọc, giờ trả lời chất vấn phải nói “ vo” nghĩa là không giấy tờ. Đối đáp nhanh, khoa học, logich, thu hút người nghe… cũng là thể hiện bản lĩnh, trình độ của người lãnh đạo. Cũng qua chất vấn, những người như tôi, cũng có thể hiểu được hiện trạng một bộ, một ngành… mà mình quan tâm, rộng ra, nếu đó là sự trả lời chất vấn của thủ tưởng, càng hiểu thêm hiện trạng kinh tế, xã hội đất nước. Biết đâu những điều mình thắc mắc, thậm chí bi quan sẽ được giải tỏa, tin thêm vào đội ngũ những người lãnh đạo của đảng và nhà nước. Cũng qua những cuộc truyền hình trực tiếp, sẽ thấy hoạt động của đại biểu quốc hội, những người đại diện quyền lợi của người dân, bảo vệ quyền lợi của người dân hoạt động, phát biểu như thế nào trong nghị trường để dân tin…
Nhưng mấy buổi ban đầu còn xem chăm chú, còn chú ý, đến bây giờ…
Nói thật, tôi không tha thiết xem chương trình này nữa, nếu không muốn nói, chán không muốn xem.
Hiện trạng kinh tế, xã hội của đất nước đang vung vãi, ngập ngụa trong “ bùn” mà xem trong quốc hội hình như cứ như “ bình chân như vại”. Báo cáo của chính phủ năm nào cũng giống năm nào, gần như rất ít thay đổi nội dung. Trả lời chấn vấn của bộ trưởng thì chung chung, vòng vo, không giải quyết được triệt để bất kỳ vấn đề nào mà cử tri thắc mắc, rõ nhất là những vấn đề nổi cộm hết năm này qua năm khác làm cho lòng dân không yên dẫn đến sự phẫn nộ như khiếu kiện đất đai, tham nhũng, thủy điện, phá rừng, giáo dục, những tiêu cực trong y tế, thi tuyển công chức, án oan… những vấn đề này gần như không có chuyển biến theo chiều hướng tốt, mà ngày càng xấu thêm. Còn những câu hỏi của đại biểu quốc hội yêu cầu bộ trưởng trả lời thì có lẽ …hỏi cho có, chứ giám sát, yêu cầu thời gian thực hiện cụ thể, tôi chưa thấy. Tôi theo dõi những buổi truyền hình trực tiếp, có những đại biểu quốc hội, tôi quan sát, hình như họ ngồi cho kín ghế, để người dân biết mặt, điểm tên chứ còn phát biểu trên nghị trường, quanh đi, quẩn lại cũng chỉ vài vị quá quen mặt, quen tên.
Vậy những vị kia đến nghị trường để làm gì?
Một vấn đề nổi cộm, đang gây một sự bức xúc thực sự trong dư luận, gần như, tôi cảm giác đang có những đợt sóng ngầm vỗ ngày càng lớn chưa ưng thuận về việc các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua việc sửa đổi hiến pháp 2013. Một vấn đề vô cùng hệ trọng cho tương lai đất nước. Bên ngoài Quốc hội, nhất là trong đội ngũ trí thức, tướng lĩnh về hưu, những giáo sư, doanh nhân… còn nặng lòng với vận mệnh dân tộc yêu cầu dừng cuộc bỏ phiếu này, cần thảo luận để có những tiếng nói đồng thuận hơn nữa. Những ý kiến này gần như quốc hội không lắng nghe, không muốn trao đổi. Đặc biệt là không thảo luận công khai trên các phương tiện đại chúng giữa các đại biểu quốc hội với cử tri có ý kiến trên… Các đại biểu quốc hội, mang danh là đại diện cho quyền lợi nhân dân, cho đến bây giờ, tôi càng nhận thấy rất rõ ràng, chỉ đại diện cho quyền lợi của đảng. Rõ nhất những quyết định của bộ chính trị, của trung ương đảng, từ vấn đề nhỏ như thay đổi nhân sự cho đến vấn đề lớn là “ Bỏ phiếu tán thành sửa đổi hiến pháp 2013”, Bộ chính trị đã quyết, như vậy Quốc hội sẽ thông qua trong ngày mai. (28/11/2013)
Với một Quốc hội như vậy, đại biểu quốc hội như vậy, rất khó cho có một nền dân chủ thực sự, văn minh thực sự, đất nước khó hòa nhập với các nền văn minh thế giới mà ngày càng tụt hậu trong sự lạc hậu và sự chán ngán của người dân.
Xem thêm:
- Sấm trạng Trình
- Nhân định và thiên lý
- Sự thịnh vượng hoang đường
No comments:
Post a Comment