Đây là cột mốc đánh dấu sự xuất hiện của hãng điện thoại Phần Lan trên thị trường máy tính bảng: Lumia 2520.
Ưu điểm: thiết kế bắt mắt với các tông màu sặc sỡ; màn hình hiển thị sáng và đẹp; hiệu năng mạnh, thời lượng pin dài và phụ kiện bàn phím rất tốt.
Nhược điểm: chạy Windows RT dẫn đến việc hạn chế ứng dụng; vỏ sau dễ bám vân tay,touchpad của bàn phím chưa được đánh giá cao và camera cũng không sắc nét.
Lumia 2520 là thiết bị đầu tiên của Nokia trên thị trường máy tính bảng cạnh tranh khốc liệt này. Để có thể đến được với người dùng, chiếc máy tính bảng này sẽ cần phải có những thứ thu hút người dùng trước hàng loạt những thương hiệu hàng đầu khác. Ví dụ như với giá 399$, bạn có thể mua được bản 64GB của chiếc ASUS Transformer Book T100, trong đó bao gồm một bộ phụ kiện bàn phím đầy đủ được tặng kèm miễn phí, pin 12.5 giờ và khả năng chạy các ứng dụng máy tính để bàn Windows. iPad Air cũng là một lựa chọn khác, mỏng hơn và nhẹ hơn, có một màn hình Retina hiển thị độ phân giải cực cao và cung cấp một lựa chọn lớn hơn nhiều các ứng dụng. Thế nhưng Lumia 2520 vẫn có những thứ hấp dẫn mạnh mẽ người dùng.
Được trang bị phần cứng mạnh mẽ với vi xử lý lõi tứ Snapdragon 800 cùng màn hình 10,1 inch độ phân giải 1080p, kiểu dáng đẹp cũng như hỗ trợ cả kết nối 4G LTE, Lumia 2520 gần như chỉ có một nhược điểm duy nhất ở hệ điều hành Windows RT mà thiết bị này sử dụng.Tuy nhiên, liệu trong thực tế chiếc máy tính bảng này có thể tạo được đột phá trước các đối thủ cực kỳ đáng gờm như Surface 2 hay iPad hay không, chúng ta hãy cùng xem những phân tích bên dưới.
Thiết kế
Thiết kế cúa máy mang đậm phong cách dòng Lumia của Nokia, bọc toàn máy bằng lớp nhựa polycarbonate nguyên khối sặc sỡ với nhiều màu sắc hết sức trẻ trung như đỏ, xanh, đen và trắng. Đây chính là thứ ăn điểm của dòng Lumia so với iPhone hay iPad của Apple khi các thiết bị iDevice này chỉ có những màu sắc cơ bản rất hạn chế là trắng, đen và mới đây là màu vàng Champane.
Tuy nhiên, lớp vỏ bóng bẩy này lại có nhược điểm dễ để lại nhiều dấu vân tay sau một thời gian sử dụng và các cạnh trơn mịn và được bo tròn của nó cũng khiến người dùng dễ trượt tay hơn so với các chất liệu của những chiếc máy tính bảng khác như nhựa pha cao su đặc trưng của tablet Nexus. Đây là một điểm trừ nhỏ với chiếc máy tính bảng và nó có thể gây khó chịu với một số người dùng khi phải cẩn thận để không làm rơi thiết bị khi sử dụng.
Thiết kế phía trước của Lumia 2520 khá cân đối và đơn giản, tuy nhiên lại hơi cồng kềnh. Không như cách Apple làm với chiếc máy tính bảng của mình, mặt trước của Lumia 2520 là màn hình chính được bao quanh bởi viền màn hình màu đen khá dày và đều ở các cạnh để đảm bảo người dùng không bị chạm nhầm vào màn hình cảm ứng, tuy nhiên điều này lại khiến thiết bị trở nên cồng kềnh hơn rất nhiều chứ không còn gọn gàng như đối thủ iPad Air nữa. Trong khi đó, mặt trước máy còn được trang bị thêm camera phụ phía trên và phía dưới cùng là phím Home cảm ứng.
Mặt sau của Lumia 2520 cũng rất đơn giản: logo nhỏ của Nokia nằm ở chính giữa cùng logo 4G LTE, tất cả đều in bằng chữ đen và camera sau 6,7 megapixel với ống kính Carl Zeiss ở góc trên bên trái.
Ở cạnh phải là các cổng kết nối của thiết bị. Lumia được trang bị số cổng kết nối không nhiều nhưng cũng không thiếu bao gồm microHDMI và microUSB/USB 3.0.
Cạnh trái gồm cổng sạc độc quyền và giắc cắm tai nghe 3.5 mm.
Cạnh trên từ trái qua phải nút điều chỉnh âm lượng, nút nguồn và khe cắm Sim cùng thẻ nhớ microSD.
Cạnh đáy là cổng kết nối phụ kiện bàn phím rời độc quyền của Nokia
“Siêu mẫu” máy tính bảng này này có kích thước 267x168x8,9 mm, nhỏ hơn một chút so với Microsoft Surface 2 (274,6×172,5×8,9 mm) nhưng lớn hơn iPad Air (240×169.5×7.5 mm). Tất nhiên, đây cũng không phải là điều gì quá khó hiểu bởi iPad Air vốn chỉ sở hữu màn hình 9,7 inch còn ở Lumia 2520 và Surface 2 lần lượt là 10,1 và 10,6 inch.
Tuy nhiên, máy lại có trọng lượng không được tốt lắm, lên tới 615g, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng thiết bị trong thời gian dài của người dùng và sẽ khiến bạn mỏi tay hơn so với việc sử dụng iPad Air với cân nặng chỉ 469g.
Màn hình
Đây là thứ Nokia khá trau chuốt cho thiết bị của mình. Màn hình AH-IPS là một trong những điểm nhấn ấn tượng của Lumia 2520 với kích thước 10,1 inch cùng độ phân giải Full HD 1.920×1.080 pixel. Màu sắc hiển thị trên Lumia 2520 thực sự sống động, tuy có những lúc bạn sẽ cảm giác độ bão hòa hơi cao và màu sắc cũng không được chính xác so với Surface 2 hay iPad Air thì có vẻ như độ chính xác của màu sắc trên Lumia 2520 không tốt bằng, nhưng chênh lệch không đáng kể lắm và không ảnh hưởng nhiều tới trải nghiệm của người dùng.
Độ sáng màn hình của thiết bị này lại cực kỳ ấn tượng và bỏ xa các đối thủ còn lại của mình. Thông qua công cụ Laptop Brightnes Test, độ sáng màn hình của Lumia 2520 đo được lên tới 690 lux, cao hơn hẳn so với màn hình của các đối thủ như Microsoft Surface 2 (364 lux) hay Apple iPad Air (411 lux) điều đó giúp cho màn hình của Lumia 2520 hiển thị ngoài trời nắng cực tốt và đây chính là điểm mạnh của 2520 nói riêng và các thiết bị của Nokia gần đây nói chung.Trong thế giới smartphone thì Lumia 1520 cũng là một trong những chiếc điện thoại có khả năng hiển thị dưới các điều kiện ánh sáng tuyệt vời nhất. Có thể dễ dàng nhận thấy Nokia đã rất quan tâm tới khả năng hiển thị khi trang bị cho loạt thiết bị mới của mình những tấm nền màn hình sắc nét và có độ sáng rất cao.
Lumia bỏ xa các đối thủ của và gần gấp đôi so với độ sáng trung bình của tất cả các thiết bị khác
No comments:
Post a Comment