Friday, November 29, 2013

Ai ưa nói gì thì nói

>> ĐB Dương Trung Quốc: “Tôi là một trong 2 người không bấm nút“ (vậy khi bấm thông qua Nghị quyết... thì bác DTQ là một trong mấy người hả bác?)
>> Nghị trường ấn tượng... những phát ngôn
>> Nam giới thủ dâm nhiều có nguy cơ bị hói đầu? (Mấy anh hói xem lại nha?)
>> Qui trình của… Hà Bá!


Cuối năm tôi thường đọc lướt qua chồng báo của cả năm để cảm nhận được những vấn đề chính của năm đó. Thật bất ngờ khi đọc lại thấy tin lớn nhất của tuần lễ đầu tiên của năm 2013 là gì, các bạn biết không? Đó là dự thảo Hiến pháp mới nhất (lúc đó) không còn quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nữa.

Vì sao đến cuối năm lúc Hiến pháp sắp sửa được thông qua người ta lại quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo? Đó là câu chuyện hấp dẫn của năm nay mà có lẽ vài ba năm nữa mới được tiết lộ đầy đủ.

Vấn đề là bây giờ dường như mọi người không còn quan tâm nữa. Ai ưa nói gì thì nói. Chẳng hạn một ông “chuyên gia kinh tế” nói như thế này mà cũng chẳng có ai thèm phản ứng mảy may: “Về nội hàm thống kê nhà nước, Kinh tế nhà nước bao gồm:…. các đơn vị tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội như Đảng Cộng sản VN, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, như: Liên minh HTX, Hội nhà văn, Hội điện ảnh, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội nhà báo, Hội sân khấu, Hội luật gia...”

Hì hì. Đúng là ai ưa nói gì thì nói. Và có lẽ cũng không ai quan tâm ông “chuyên gia kinh tế” này là ai nữa.

Nguồn: FB Xê Nho

P/s:

Đặng Ngữ: Khái niệm then chốt làm nền tảng cho chế độ là khái niệm về quyền tối thượng của nhà nước trên mọi tài sản quốc gia. Nhà nước có toàn quyền định đoạt về đất đai và các tài sản khác, tùy ý phân chia cho các thành viên của mình hay cho các quan chức phục vụ mình. Hệ thống này bảo vệ ưu thế chính trị tuyệt đối của thể chế bằng cách ngăn chặn khả năng xuất hiện của bất cứ một quyền lực "song song" nào đó khả dĩ có thể được tạo nên bởi việc nắm giữ số tài sản này. 

Ngoài ra, một kết luận của ông Nguyễn Thanh Nhã viết từ những năm 1970 về giai đoạn lịch sử thế kỷ XVII - XVIII. Nếu đang chán thì anh chẳng cần phải suy nghĩ nhiều. Lịch sử chúng ta bao giờ cũng vậy.

"Luôn luôn cái động lực vừa mới được nhóm lên đã sớm tắt lụi. Những mầm mống của đổi mới luôn bị chặn lại để không nảy nở được. Phải chăng đây là hậu qủa logic nằm sẵn trong chính sự vận hành của một hệ thống xã hội bị một chế độ quan liêu tập trung và toàn năng điều khiển cả trong những khía cạnh nhỏ nhất? Hay tệ hơn nữa, phải chăng đây là kết qủa không thể tránh được của một phương thức sản xuất mang dấu ấn nguyên thủy của sự trì trệ "mang tính An Nam"? Dù thế nào thì khả năng biến chuyển của nền kinh tế Việt Nam cũng vẫn liên tục bị ức chế bởi sức nặng của một ý thức hệ luôn ngự trị dù đã bị xói mòn (quan niệm có thể nói là trọng nông về hoạt động kinh tế, cách điều hành xã hội đặt nền tảng trên một thứ bậc quyền bính và sự cứng nhắc của các tình huống) và bằng một nghi thức xã hội và đạo đức khắt khe bị áp đặt bởi một chế độ chuyên chế đất đai gắn chặt với các giá trị của quá khứ hơn là hướng tới những hứa hẹn của tương lai, gắn chặt với sự trường tồn của hệ thống hơn là với những thay đổi và tiến bộ".


Xem thêm:
- Điều tra viên và một số tất yếu
- Vợ ông Chấn thầm cảm ơn "ông gu... gồ"
- Đất nước nhìn từ những tượng Phật thật to

No comments:

Post a Comment