>> Với 97,59% đại biểu tán thành, Hiến Pháp 1992 sửa đổi đã được thông qua (mời bà con xem lại bài >>> này!)
>> Đặc điểm dễ nhận ra
>> Đảng phải nghe hết ý dân
>> Từ 'không cấm kỵ' đến 'phút lịch sử'
Tôi tự nhủ rằng không nên ảo tưởng về tư duy độc lập của đại biểu Quốc hội. Họ phải bầu (nhấn nút) theo chỉ thị thôi. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy hiến pháp được thông qua gần như tuyệt đối. Nhưng tôi ngạc nhiên về tính toán của báo … Nhân Dân!
Nhân Dân cho biết “Ngày 28-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 486/488 đại biểu tán thành, chiếm 97,59%”. Báo Vietnamnet cũng trích con số 97.6% đó. Nhưng nhìn kĩ thì 486 và 488 chỉ cách biệt có 2, thì làm sao mà 97% được. Tôi thử tính lại thì tỉ lệ đúng phải là 99.6%. Chín mươi chín chấm sáu phần trăm. Các nhà báo chẳng lẽ không biết tính phần trăm?
Nhưng chúng ta thử đặt ra một tình huống khác: nếu Quốc hội có 488 đại biểu, và nếu họ được yêu cầu bỏ phiếu thông qua hiến pháp 100 lần, thì tỉ lệ sẽ dao động bao nhiêu? Chỉ cần một vài tính toán tôi có câu trả lời: trong 100 lần biểu quyết, thì sẽ có 95 lần biểu quyết với tỉ lệ thông qua dao động từ 98.5% đến 99.9%. Nói chung là gần 100%. Trước năm 1975 ở miền Nam, tôi nhớ chưa có lần nào Quốc hội thông qua với tỉ lệ cao như thế.
Thời gian gần đây người ta đã bàn về thi cử trung học, và có nhiều ý kiến cho rằng nếu tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đều trên 95% thì nên bỏ kì thi đó đi. Với tính toán trên, tôi nghĩ mấy người có ý kiến này chắc cũng đồng ý là trong tương lai Quốc hội không nên tổ chức thông qua hiến pháp làm gì cho mất thì giờ và mất công của đại biểu.
Nguồn: FB Nguyen Tuan
- Cổ máy thời gian
- Nhận diện tắc kè
- Dân chủ không thể là cái bánh vẽ
No comments:
Post a Comment