>> Những tiệm sách ấy, bây giờ ở đâu?
>> Kiệu chúa lật nhào trong lễ hội rước vua sống ở Hà Nội (Hic, điềm xấu?)
>> Thịt bò Mỹ bị thu hồi: không ảnh hưởng tới Việt Nam
Bạn muốn biết tất cả về voi ma mút? Chẳng bao lâu nữa cơ hội như vậy sẽ xuất hiện. Cổng thông tin cổ sinh học duy nhất kết hợp tất cả các cơ sở dữ liệu điện tử của voi ma mút trên toàn thế giới đã được các chuyên gia của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Sakha (Yakutia) khởi động trong chế độ thử nghiệm. Phát triển cơ sở dữ liệu điện tử được bắt đầu từ mùa thu năm ngoái. Và gần đây, Viện đã nhận được bằng sáng chế cho cổng thông tin này, ông Albert Protopopov, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu voi ma mút của Viện Hàn lâm Yakutia, cho biết.
Theo nhà khoa học, việc tạo ra các cơ sở dữ liệu trên máy tính là xu hướng chung của khoa học hiện đại. Trong 5-6 năm qua, không ít các cổng thông tin về động vật học, thực vật học, khảo cổ học và cổ sinh vật học khủng long đã được thành lập, tạo ra nguồn quỹ kiến thức chung quý báu cho nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học có thể cùng sử dụng, ông Albert Protopopov lưu ý. Các chuyên gia Yakutia cũng tạo “cổng thông tin ma mút” của mình với nguyên tắc tương tự.
“Cổng thông tin đang qua chế độ thử nghiệm, chúng tôi nghĩ rằng đến tháng Ba cổng sẽ hoàn toàn có khả năng hoạt động. Ý tưởng cơ bản là kết hợp trong một trường thông tin duy nhất tất cả các dữ liệu về những chủ thể cổ sinh học hiện đang có tại các cơ quan khoa học khác nhau trên toàn thế giới. Đó là ở Nga, ở Hoa Kỳ, châu Âu và thậm chí cả ở châu Phi. Hai ngôn ngữ sử dụng sẽ là tiếng Anh và tiếng Nga. Dự án này được hỗ trợ bởi các viện nghiên cứu cổ sinh học của Nga và Trung tâm nghiên cứu voi ma mút Hot Springs ở Hoa Kỳ”.
Các chuyên gia Yakut cũng đặt nhiều kỳ vọng vào sự hợp tác với các đồng nghiệp của mình từ Nhật Bản và Hàn Quốc trên cổng thông tin này, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu loài voi ma mút của Viện Hàn lâm Yakutia cho biết:
“Chúng tôi đang làm việc với người Nhật. Các đồng nghiệp của chúng tôi từ Bảo tàng voi ma mút đang hợp tác với các nhà nghiên cứu Hàn Quốc về nghiên cứu ADN của voi ma mút. Đây là những nghiên cứu chuyên ngành. Tôi hy vọng rằng các trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Hàn Quốc cũng sẽ tham gia vào cổng thông tin này”.
Theo nhà khoa học, cổng thông tin được thành lập từ số tiền thu được trong những cuộc triển lãm voi ma mút Yuka ở nước ngoài. Voi ma mút Yuka được tìm thấy ở Yakutia vào năm 2010 và được xác định đã sống ở nơi này khoảng 40 ngàn năm trước. Và mặc dù không phải là phát hiện đầu tiên tương tự, đây vẫn là một phát hiện rất độc đáo. Bộ não của voi Yuka vẫn còn được giữ nguyên, điều chưa từng có trong các phát hiện voi ma mút hóa thạch khác. Thông thường, ngay cả khi hộp sọ vẫn còn, bộ não cũng không bảo quản được do bị khô quắt đi hoặc do các quá trình thối rữa, chuyên gia nhấn mạnh:
“Phát hiện này là vô cùng độc đáo bởi vì đó là bộ não duy nhất của voi ma mút còn nguyên vẹn mà khoa học ngày nay có được. Nguyên mẫu đã bị khô đi ít nhiều, tuy nhiên toàn bộ đặc điểm hình thái học vẫn được bảo quản. Dựa trên cơ sở đó có thể tạo được Bản đồ não bộ của voi ma mút. Đây là một bước đột phá lớn vì đây sẽ là bản đồ mà chúng tôi sẽ bắt đầu sử dụng để tiến hành nghiên cứu những khía cạnh đặc thù về hành vi của voi ma mút cũng như tính biến đổi sinh thái của chúng khi so sánh với não của loài voi thường”.
Còn về “Cổng thông tin ma mút”, buổi ra mắt chính thức dự án sẽ được tổ chức vào tháng Ba ở Yakutsk, sau đó, tại hội nghị quốc tế ở Hy Lạp vào tháng Năm, cổng thông tin sẽ được trình bày trước cộng đồng khoa học thế giới, nhà khoa học thông báo.
Xem thêm:
- Lý sự của những con đĩ
- Đó là đa nguyên đấy các cụ ạ!
- Chợ đời nhốn nháo nói leo
No comments:
Post a Comment