>> Đừng lo trời sập đè người ( Vì khi đó chết hết rùi, lo chi được?)
>> "Quả cầu tri ân" khách hàng của VietinBank
>> Chứng khoán lao dốc, ai là "tội đồ" (Hỏi ông Nguyễn Sinh Hùng, ông Vũ Văn Ninh thì biết ngay!)
Bài phát biểu của Tổng bí thư Trọng hôm 25/02/2013 đã được VTV "khéo léo chọn lọc" đưa tin, lên hình. Xem như câu chuyện sửa đổi Hiến pháp đắt khách trên các diễn đàn mạng, báo chí quốc doanh đang đi đúng theo tinh thần mà Cavenui đã nhận định trong bài "Tự phủ nhận mình không dể" và Hai Lúa đã lém lỉnh thắc mắc "sao các bác vẫn bơi cùng nó".
Trong Hiến pháp hiện nay công nhận quyền lãnh đạo của Đảng và quyền hội họp, biểu tình của nhân dân, nhưng Luật Đảng và Luật biểu tình lại chưa có hoặc chưa thông qua. Thực tế thì vai trò của Đảng đã tràn ngập phủ khắp mọi mặt của cuộc sống từ tinh thần đến vật chất, trong khi đó, nhân dân muốn đi biểu tình vì một vấn đề gì đó thì lại... vô cùng khổ sở, bức bối. Đọc blog Đông A để hiểu "phản ứng đầu tiên" là gì và mọi người chưa thể quên được "bẫy biệt vị của Thủ tướng".
Trên Ba Sàm sáng nay lại bình "sẽ có rất nhiều điều để bàn, hoặc tạm chưa bàn, về những diễn biến ngay sau những lời phát biểu của TBT Trọng. Bữa nay chỉ xin nhắc tới hai câu thơ của một độc giả trang BS (được nhiều người ái mộ vì những vần thơ hay): “Mấy ông trí thức đang mơ ngủ/ Mắc lỡm phen này đã tỉnh chưa?” Nhắc tới để xin hỏi, rằng liệu độc giả này có cho là Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng lại “mắc lỡm” tiếp, nặng hơn nữa, để rồi ông sẽ đưa ra thêm câu hỏi: tưởng là ủng hộ và đăng lên bản Kiến nghị 72, rồi viết bài chỉ trích TBT là sẽ được đảng tiếp thu, sửa chữa à? Đã ‘tỉnh’ ra chưa, đã ân hận chưa?"
Xem thêm:
- Tự phủ nhận mình không dễ
- Căn bệnh mãn tính
- Các bác vẫn bơi cùng nó?
Trên Ba Sàm sáng nay lại bình "sẽ có rất nhiều điều để bàn, hoặc tạm chưa bàn, về những diễn biến ngay sau những lời phát biểu của TBT Trọng. Bữa nay chỉ xin nhắc tới hai câu thơ của một độc giả trang BS (được nhiều người ái mộ vì những vần thơ hay): “Mấy ông trí thức đang mơ ngủ/ Mắc lỡm phen này đã tỉnh chưa?” Nhắc tới để xin hỏi, rằng liệu độc giả này có cho là Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên cũng lại “mắc lỡm” tiếp, nặng hơn nữa, để rồi ông sẽ đưa ra thêm câu hỏi: tưởng là ủng hộ và đăng lên bản Kiến nghị 72, rồi viết bài chỉ trích TBT là sẽ được đảng tiếp thu, sửa chữa à? Đã ‘tỉnh’ ra chưa, đã ân hận chưa?"
Gần như chắc chắn, Osin Huy Đức và nhà báo Đoan Trang đã hình dung ra được kịch bản hài này. Khi chưa tìm ra được phương pháp hữu hiệu, tốt nhất là nên im lặng và lắng nghe. Ông cựu Chủ tịch nước Triết đã từng nói "Bỏ điều 4 của Hiến pháp là tự sát". Vậy ông Trọng cùng với đảng của ông ấy sẽ làm được gì khi quá hiểu "sự thật" đó. Chính ông Chủ tịch nước Sang đã từng hô hào toàn dân, toàn quân mạnh dạn, dũng cảm tố cáo tham nhũng, tiêu diệt "sâu nhỏ, sâu bự" nhưng cũng không thể vượt qua được cái phàm bỡi là người trong cuộc mà cụm từ "Đồng chí X" nổi tiếng như phản ánh hết giá trị tự do của bộ mặt đất nước hiện nay.
Việc ông Trọng phát biểu như vậy có thể xem là ông ta đã lú thật sự rồi. Nhưng, việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị kỷ luật, buộc thôi việc lại là chuyện khác, chưa hẳn đã xuất phát theo cảm nhận của dư luận cho rằng "ông ấy nhỏ nhen, ích kỷ". Cấp trên của nhà báo Kiên quá nhiều, ai cũng có thể làm khó dễ Kiên được, và những cấp trên đó chưa hẳn đã nhận lệnh từ "ông ấy", một cộng một bằng hai chỉ là suy luận của những kẻ làm toán thông thường, cơ bản, đơn giản.
Bài báo của Nguyễn Đắc Kiên tạo tiếng vang vì đã nói trúng nổi lòng của người dân bấy lâu nay và câu chuyện buồn của nhà báo là căn bệnh mãn tính của chính thời đại hài hước này, nhưng dùng đám đông để công kích quá đà, phê phán cực đoan một cá nhân nào đó... lại thuộc về vấn đề dân trí. Nó chẳng có lợi gì cho dân chủ cả.
Khác mục đích, nhưng hình như "cả hai" đều nóng vội...
MP
Xem thêm:
- Tự phủ nhận mình không dễ
- Căn bệnh mãn tính
- Các bác vẫn bơi cùng nó?
No comments:
Post a Comment