David Cohen
Nguồn: inosmi.ru
Kichbu posted on 20.02.2013
Trong những ngày qua, tờ báo The New York Times công bố bài viết phơi bày Tập Cận Bình kiểu như “nhà bảo thủ trong khoác áo con cừu”.
Theo những thông tin của báo, trong chính chuyến đi thăm đến Thâm Quyến, khi Tập Cận Bình tuyên bố về sự cần thiết phải tiến hành cải cách tại một trong những cuộc họp nội bộ đảng ông đã cho thấy bộ mặt đích thực của mình và cam kết sẽ không lặp lại những sai lầm của Mikhail Gorbachev. New York Times với sự trợ giúp của các nguồn tin của mình đã xác nhận tính chính xác của thông tin này, tuy nhiên như chính bài báo, cũng như các lập luận đưa ra trong đó chủ yếu dựa trên bản ghi chép tháng Một của nữ nhà báo Trung Quốc Yu Gao trên blog Seeing Red in China. Nội dung cơ bản của ghi chép này trong một trình bày ngắn gọn và có phần đáng thương của China Digital Times nói thế này: "Bản ghi chép phát biểu công khai của Tập Cận Bình chứng minh rằng ông là người có tinh thần chống cải cách”.
Tại thời điểm này, ngoài các thông tin được trình bày trong bài viết của New York Times và ghi chép ban đầu của Gao Yu, về vấn đề này không còn bất kỳ thông tin nào khác bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.
Tuy nhiên, cả Gao Yu, và New York Times đã đi đến kết luận sai lầm. Chúng tôi biết rất rõ chính các nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc hồi nhớ Liên Xô như thế nào: đối với người Trung Quốc Liên Xô – hoàn toàn không phải là tấm gương có lợi cho những ưu thế của chủ nghĩa Max cứng nhắc. Ngược lại, trong suốt 20 năm qua, sự sụp đổ của Liên Xô là một bài học quan trọng đối với toàn bộ bảng màu của các nhà tư tưởng chính trị Trung Quốc, từ những người bảo thủ cho đến những người theo chủ nghĩa tự do. Hơn thế nữa, kinh nghiệm này đã được tích cực nghiên cứu và phân tích trong các trường đảng và các cơ quan của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội của Trung Quốc, tức là, trong các thành trì thực sự của chủ nghĩa Max của Trung Quốc, và tất cả những nhà nghiên cứu này đã đi đến chỉ một và một kết luận: ĐCSTQ cần phải đối phó với tham nhũng và vấn đề xã hội khác cho đến khi nó bị bắt buộc thực hiện điều này từ bên ngoài.
Những cố gắng của đảng Cộng sản Trung Quốc rút ra bài học từ sự tiêu vong của Liên Xô cũng được mô tả rõ trong cuốn sách của David Shambaugh "Đảng Cộng sản Trung Quốc: sự teo tóp và thích ứng" được công bố vào năm 2009. Cuốn sách này cần phải đọc nếu bạn muốn hiểu chính các nhà lãnh đạo đảng nhận thức cải cách như thế nào. Các nghiên cứu của Shambaugh cho thấy đề tài cải cách trong các giới nghiên cứu khoa học của đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành thảo luận sôi nổi như thế nào. Có vẻ như vào giữa thời kỳ lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào, khi trên báo chí chính thống cảm thấy sự tác động ngày càng lớn của phương Tây và đề tài tham nhũng ngày càng thường xuyên được nêu lên, sự cứng nhắc của tư duy và cải cách chính trị quá sớm, những nghi ngờ, phần lớn, đã được giải quyết. Như Shambuagh đã chỉ ra trong cuốn sách của mình, những nghiên cứu nêu trên làm nền tảng cho cơ sở lý thuyết của những cố gắng thất bại của Hồ Cẩm Đào chống tham nhũng bằng cách cải thiện kỷ luật đảng.
Theo quan điểm của các nhà phân tích Trung Quốc, các cuộc cải cách không kịp thời thực tế là một trong những sai lầm của Gorbachev, nhưng đối với họ quan trọng hơn nhiều là rằng dưới quyền của ông, đảng đã không thể cả đảm bảo sự phát triển kinh tế trong nước, cũng như đưa ra mô hình quản lý hiệu quả. Li Jingjie, một chuyên gia về Liên Xô thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội của Trung Quốc, trong một cuộc trò chuyện với Shambaugh, nói rằng nguyên nhân chủ yếu của sự tan rã Liên bang Xô Viết là thiếu khả năng tự thay đổi của nó: "Sự sụp đổ của đảng báo trước sự sụp đổ của đất nước. Các nhà lãnh đạo cộng sản đã không hiểu nền kinh tế và kịch liệt phản đối các cuộc cải cách, tin tưởng một cách mù quáng vào sự thâm căn cố đế mô hình của mình. Đảng CS Liên Xô đã không đổi mới, không cố gắng để thích ứng với thực tế của thời đại mới. Sau bảy mươi lăm năm tồn tại của đảng, Liên Xô đã không bắt đầu đi theo con đường dân chủ hơn. Khi cả ngay dưới sự lãnh đạo của Gorbachev, tất cả các nhà lãnh đạo đảng cũng chỉ bắt đầu tiến hành cải cách dân chủ, nhưng đã quá muộn, và chiến lược cải cách đã được chọn một cách không đúng đắn. Tất cả điều này chỉ đẩy nhanh sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết”.
Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, ngay cả những người theo chủ nghĩa tự do trẻ tuổi của Trung Quốc cũng lo sợ đi theo vết chân của Nga. Sự sụp đổ của Liên Xô ở Trung Quốc hồi tưởng không phải như tấm gương toàn thắng của dân chủ, mà là tấm gương về những gì có thể xảy ra nếu cho quá nhiều tự do và quá sớm. Đối với đa số người dân Trung Quốc, quá trình chuyển đổi của Nga sang nền dân chủ kèm theo, trước hết, với những mất mát lãnh thổ to lớn và phần lớn tài sản quốc gia và các cổ phần bị chiếm hữu bởi giai cấp đầu sỏ mới, và cần phải nói rằng những người dân của đất nước, trong đó có hai tỉnh lớn nhất nổi tiếng bởi các phong trào ly khai của mình, có tất cả các căn cứ để xem tình hình như vậy. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan nom hấp dẫn hơn cả, là nơi mà tăng trưởng kinh tế bền vững và sự mở rộng dần dần phạm vi của tầng lớp trung lưu cho phép chuyển đổi sang nền dân chủ một cách khá hòa bình.
Nếu bạn hiểu rõ tất cả những điều này, thì sự việc rằng Tập Cận Bình trong bài phát biểu của mình quay lại kinh nghiệm của Liên Xô hoàn toàn không phải là điềm dở như thế: trong bài phát biểu nhắm đến ĐCSTQ, Liên Xô - một lời nhắc nhở về việc tại sao Trung Quốc cần phải được cải cách, và đảm bảo sự rằng các cuộc cải cách sẽ không đe dọa quyền lực của đảng, và có lợi cho điều đó còn thêm một việc nữa rằng Tập Cận Bình hết lần này đến lần khác nhắc về lòng trung thành của mình đối với những lý tưởng cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Tất nhiên, trong bài phát biểu này, Tập Cận Bình cũng không tán thành những cuộc cải cách dân chủ lớn như các bãi bỏ kiểm duyệt hoặc xây dựng quân đội chuyên nghiệp, tuy nhiên ai mà dự kiện được rằng người đứng đầu đất nước, người được bầu biết trước và đồng thuận của những nhà lãnh đạo tiền nhiệm của ĐCSTQ, cũng có thể thực hiện điều đó?
Đối với nhà lãnh đạo của Trung Quốc quay lại di sản Liên Xô – luận cứ có lợi cho những cải cách dần dần mà chúng thực tế sẽ được tiến hành trong khuôn khổ của hệ thống hiện hành: của cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống tham nhũng, sự phát triển thị trường nội địa hoặc hạn chế sự thao túng của khu vực công trong nền kinh tế Trung Quốc. Dĩ nhiên, đây không phải là "glasnost" của thời đại Gorbachev, nhưng dù sao đó cũng là một bước tiến về phía trước.
Bản gốc tiếng Anh: China’s Soviet Lessons
Xem thêm:
- Căn bệnh mãn tính
- Nhân định và thiên lý
- Có một âm mưu sắp thành
No comments:
Post a Comment