>> Chờ “ông cấp nước”
>> Lúng túng “giải ngân” nhà ở xã hội
>> Cảnh báo việc mạo danh cán bộ Bộ GD-ĐT để bán sách
(Kienthuc.net.vn) - 47% người dân bảo tuyển người vào cơ quan nhà nước là do thân quen. Con số này có lẽ vẫn còn khiêm tốn so với thực tế.
Trước đây, thời kỳ bao cấp đã có câu "Nhất thân, nhì quen, tam quyền, tứ chế". Câu nói này ngày nay vẫn không cũ. Một người muốn được tuyển vào cơ quan nhà nước sẽ có nhiều cách để làm quen với lãnh đạo (có thể bắc cầu từ người này sang người khác để làm quen...). Từ quen đến thân thì việc tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, tiền cũng là phương tiện để xin việc ở cơ quan nhà nước. Một giáo viên ở vùng cao muốn chuyển về đồng bằng gần gia đình phải có vài trăm triệu, một người lính hết nghĩa vụ muốn ở lại làm chuyên nghiệp cũng phải có hàng trăm triệu. Sinh viên tốt nghiệp đại học muốn vào cơ quan nhà nước cũng hàng trăm triệu... Những điều này phổ biến hầu như ở lĩnh vực nào, địa phương nào cũng thế. Tất nhiên, những khoản tiền này không thể công khai được. Nếu nói ra không đủ chứng lý lại rơi vào tội vu khống.
Muốn sửa được vấn đề này phải có thời gian, vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người. Muốn làm cho minh bạch trong tuyển dụng, người lãnh đạo phải thực sự chí công vô tư, Nhà nước phải có một cơ chế tuyển dụng hoàn chỉnh, minh bạch.
Thanh Bình
P/s: Tất nhiên, những khoản tiền này không thể công khai được. Nếu nói ra không đủ chứng lý lại rơi vào tội vu khống.
Xem thêm:
- Cái lý của thằng Mèo
- Con ruột và con nuôi
- Nghe lại tiếng chửi
- Chợ đời nhốn nháo nói leo
- Tổ cha tụi bây, chỉ được cái ồn ào!
No comments:
Post a Comment