Sunday, June 30, 2013

Nợ đời phải trả

>> Đà Nẵng: Cháy rừng đặc dụng ở chân đèo Hải Vân
>> “Thuốc” nào chữa “bệnh vô cảm”?
>> Của mình, sao phải “xin”?
>> Làm tổng thống khó thật!
>> Phá rừng lấy gỗ, làm thủy điện
>> Ngăn chặn vụ gây rối tại Trại giam Xuân Lộc (Đại tá Hồ Phi Thắng xác nhận, trong thời gian ông ở lại khu giam giữ theo yêu cầu của các PN để giải quyết yêu sách, ông không bị ai đe dọa tính mạng, xâm phạm thân thể. “Sau khi tôi vận động, giải thích cho các PN hiểu, họ đã ổn định trật tự khu vực phân trại. Còn vụ việc thì đang được các cơ quan chức năng tiếp tục điều tra”, đại tá Thắng nói.) ->


Phạm Kỳ Anh (*)

KTSG - Bước chân vào nghề kinh doanh, ít ai không phải dính nợ: nợ tài chính, nợ ngân hàng, nợ hợp đồng…Nợ là cái chi chi? Cái gì ông đã vay, nay phải trả, như một trách nhiệm, được gọi là nợ.

Thế mà cái món “nợ đời” nhiều người muốn làm lơ, không chịu trả. Đến bây giờ, khi con người đã sống với hiệu ứng môi trường, thay đổi khí hậu, mưa nắng bất thường, v.v… mới nhận ra rằng phát triển, tăng tốc, văn minh… đều góp phần hủy hoại môi trường sống của chính bản thân mình, những chúng sinh hữu tình và vô tình khác. Nợ đời chính là nợ môi trường vậy.

Xả bẩn, phá hoại môi trường nước, môi trường sống, làm lao đao biết bao nhiêu dân làng, đã từ bao nhiêu đời nay đến lập nghiệp, sinh sống, nay cá tôm không còn để kiếm kế sinh nhai, đất đai cằn cỗi vì ngấm hóa chất độc hại tại một vùng Long Thành, Đồng Nai, thế mà vẫn không chịu thấy tại sao mình phải trả cái “nợ đời” ấy. Nhiều người cứ tưởng “nợ đời” này tôi chẳng vay, nên không phải trả. Mà đâu phải chỉ nợ môi trường, còn nợ người, nợ nhân sinh nữa chứ!

Chuyện phá rừng trồng cà phê, cả nước quy hoạch chỉ dừng ở mức 400.000 ha, nay tăng lên 620.000 ha. Bao nhiêu cây cối trong rừng, chặt phá không nương tay. Bây giờ, ngồi than hạn hán. Những người phá rừng trồng cà phê, trồng tiêu… ít có bao giờ tự suy xét chính mình là tác nhân của hạn hán hiện nay, họ phải trả lại cho môi trường cái gì mình đã vay.

Đúng, họ cần đóng góp để ngành lâm nghiệp còn trồng lại rừng cho con cháu sau này biết rừng là gì. Chứ không chừng, hết rừng, chúng chỉ biết rừng qua khái niệm. Thậm chí, các tỉnh mất rừng vì cà phê, tiêu… nên huy động những nhà khai thác vườn mỗi năm đóng góp ít ngày công đi trồng lại rừng, để như trả lại nợ đối với thiên nhiên mà họ đã tàn phá.

Ngay cả có lúc chính phủ đề nghị hạn chế, tiến tới cả nước không sử dụng bao ni-lông vì tác hại lâu dài đến môi trường, nhưng nhiều người trong ngành nhựa lên tiếng than vãn này nọ, thiệt hại thu nhập… để vẫn được tiếp tục sản xuất bao bì ni-lông.

Ngày xưa, chắc do người mình thường được nhập tâm với “mây gió trăng nước” là “kho trời chung, mà vô tận của mình riêng” (Cao Bá Quát), nên xài gì, xài bao nhiêu cứ cho thỏa.

Có hôm trong xóm, đường ống  nhà máy nước bể, tuôn xối xả. Tôi hỏi anh hàng xóm cớ sao không kêu người đến sửa. Ảnh than thở đã gọi nhà máy nước một ngày rưỡi rồi vẫn chưa thấy ai tới. Thiệt tình! Đúng là “của cha chung không ai khóc”.

Ở một số nước, kể cả nước giàu hơn ta gấp bội, không phải ai có tiền là làm gì cũng được. Có nơi, nếu anh sử dụng nước hơi nhiều để tưới cây thôi, cũng có thể bị phạt vạ vì tội không tiết kiệm nước, thiếu ý thức cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Còn ở chỗ mình, thiên nhiên môi trường ngày càng xuống cấp thấy rõ. Nhưng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cứ như là của chung, cứ xài như nước.

Thiên nhiên rất sòng phẳng: hôm nay không trả, ngày mai con cháu mình phải trả!
____________________________________________________
(*) Tư vấn kinh doanh HTX Cà phê Lâm Viên, Di Linh, Lâm Đồng


Xem thêm:

No comments:

Post a Comment