Thursday, March 14, 2013

Lời hứa không chạy làng

>> Chết lâm sàng
>> Thu hồi đất cho dự án kinh tế - xã hội: Dễ bị lạm dụng (Hic! Bị hoài, bị rùi... và tiếp tục bị)
>> Trong cơn khốn cùng!


Đào Tuấn
- Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh hứa với những “người dân phong cùi” là sẽ “không chạy làng”, hy vọng đó không phải chỉ là lời hứa xuông với những người mất đất cho thành phố làm rì sọt. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã có buổi đối thoại chưa từng có với những dân phong cùi Làng Vân, và một cách dân giã, ông hứa chính quyền sẽ không bao giờ “chạy làng”.
Ở nơi ở cũ nếu gặp khó khăn quá, đôi khi chính quyền với không tới, nhưng ở đây thì chắc chắn được hỗ trợ. Giàu sang chưa nói nhưng để dân Làng Vân vào nơi ở mới phải sống mức nghèo khổ thì không bao giờ. Thỉnh thoảng tôi sẽ lên thăm. Không phải đưa bà con vào đây rồi là thôi mà chính quyền sẽ luôn theo dõi. Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng”.

Lời nói của người đứng đầu Thành phố là “vì dân”, hay “mị dân”, còn cần thời gian để chứng minh. Nhưng rõ ràng những người phong cùi vốn đã chịu bao điều cay đắng đã có thể tin tưởng về một tương lai không quá tồi tệ khi ít nhất một chính khách đã hứa sẽ không bỏ rơi dân chúng, không có chuyện “chạy làng”.

Thực tế cho thấy sự tồi tệ và niềm tin trong dân mất mát rất nhiều khi những người chăn dân, theo quan niệm trước đây, hay nô bộc của dân, theo tư tưởng bây giờ, nói quá nhiều tới sự vì dân, nhưng thực tế lại vì lợi ích của nhóm, thậm chí lợi ích của chỉ một vài người. Vài năm gần đây, người dân lại chứng kiến một khía cạnh khác, đó là các quan chức lại ngại hứa, ngại nói tới chuyện sẽ vì dân, hoặc biến báo nó theo một cách cưỡng từ đoạt lý. Gương tày liếp là chuyện một vị bộ trưởng, mặt không đổi sắc, chối ngon ơ về lời hứa chấm dứt cảnh nằm ghép giương ở bệnh viện. Và một vị khác, thậm chí được đưa hẳn vào “thơ ca dân gian” khi câu trước nói về “sự đồng thuận của người dân”, câu sau đã phát ngôn nổi tiếng “Người dân thấy hạnh phúc, tự hào khi đóng phí”.

Nhớ hồi Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo giám sát di dân thủy điện, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nói về một thực trạng đáng lo lắng “Đồng bào ở nhà đẹp nhưng chỉ suốt ngày xem tivi”. Cái đáng lo không phải là việc đồng bào xem ti vi, mà đáng lo là bởi họ xem tivi vì không biết sẽ làm gì. Sự tồi tệ, phó mặc trong câu chuyện “cái cần câu cơm” cho dân tái định cư còn có những con số kỷ lục khác: Khu tái định cư xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, Hoà Bình, sau khi di dân cho thuỷ điện Hoà Bình 40 năm có tới gần một nửa là hộ nghèo. Khu tái định cư xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương, Nghệ An sau 5 năm chuyển đi để xây dựng thuỷ điện Bản Vẽ, 90% trong số 2.100 hộ là hộ nghèo.

Lời hứa của vị chính khách hôm nay, đã gầy dựng niềm tin ban đầu cho người dân. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đối với người dân, cuộc sống hoàn toàn không phải chỉ là một mái nhà. Đã có cụ già phong cùi 80 tuổi, tưởng rằng đã nếm tất cả những vị đắng ở đời, giờ khi hòa nhập giữa cộng đồng mới biết rằng: “Mọi thứ từ tiền điện, nước, con tôm, con cá đều đắt đỏ”. Và lo hơn nữa là chuyện cái cần câu cơm, khi người ta không thể sống với mức chi thành phố với chỉ những đồng tiền hỗ trợ hộ nghèo, khi bản thân phong cùi trong tiềm tàng tư duy của những “người hàng xóm” vẫn là một trong tứ chứng nan y. Liệu vị bí thư nào có thể can thiệp khi người ta cứ nhất nhất lắc đầu với “lao động phong” vốn chỉ có duy nhất một nghề là bơi thuyền kiếm cá ngoài biển- như cả trăm năm nay người ta vẫn lắc, dù đã có “tem bảo hành” của sở y tế là đã khỏi hoàn toàn, là khó lây?

Xin trân trọng những gì Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh đã gặp, đã nói, đã hứa, với những người có lẽ là dưới đáy xã hội, từng phải sống biệt lập heo hút dưới chân đèo, trong sự kỳ thị của xã hội. Và hy vọng đó không phải chỉ là lời hứa xuông với những người mất đất cho thành phố làm rì sọt.

(10/09/2012)

P/s: Ông Thanh... hứa với bà con rùi đó!

Xem thêm:
- Cổng chùa thiện ác

- Đối ngoại, đối nội của một anh quan tỉnh lẻ
- Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính
- Nhân định và thiên lý

No comments:

Post a Comment