>> Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo bị tố cáo tham nhũng hàng tỷ đô la?
>> Saigon phải tưởng niệm Hoàng Sa trong lặng lẽ : Chính quyền lúng túng trước Trung Quốc ?
>> Báo TQ nói VN 'đóng vai nạn nhân'
Huệ Bình
NLĐ - Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra lên tiếng như vậy và cho rằng lối thoát duy nhất cho khủng hoảng hiện nay ở Thái Lan là tiến hành bầu cử.
Vụ tấn công hôm 17-1 khiến tình hình tại Thái Lan trở nên căng thẳng với nhiều lời đồn về việc chính phủ nước này sẽ bị lật đổ và Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra buộc phải từ chức.
Ông Suthep dàn cảnh?
Chưa rõ ai đứng sau vụ đánh bom nhưng thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố hàng ngàn người biểu tình sẽ không nhụt nhuệ khí. Trung tâm Y tế Erawan cho biết đến sáng 18-1, một người đàn ông 46 tuổi tên là Prakong Chuchan đã thiệt mạng do mất quá nhiều máu sau khi bị thương trong vụ nổ bom.
Trong khi ông Thaugsuban cáo buộc chính phủ thực hiện vụ tấn công thì cảnh sát đặt câu hỏi về việc người biểu tình mở đường cho quân đội song lại cản trở cảnh sát và phóng viên vào một tòa nhà gần hiện trường, nơi được cho là có kho dự trữ vũ khí. Theo báo Bangkok Post, xuất hiện đồn đoán trên mạng rằng một số sĩ quan quân đội bắt tay với Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) của ông Suthep để dàn cảnh vụ tấn công, nhất là khi ông này đổi lộ trình tuần hành vào phút chót.
Một mặt liên hồi phủ nhận, mặt khác ông Suthep tiếp tục dẫn đầu đoàn diễu hành trên nhiều ngả đường hôm 18-1 để thúc giục người dân tăng nhiệt cho chiến dịch “Đóng cửa Bangkok”.
Không xảy ra đảo chính
Ông Boonyakiat Karavekphan, một chuyên gia phân tích chính trị của Trường ĐH Ramkamhaeng tại Bangkok, cho biết vụ đánh bom làm gia tăng đáng kể “khả năng đụng độ giữa người biểu tình và các nhóm đối thủ - bao gồm cảnh sát và những lực lượng trung thành với chính phủ - để kích động quân đội Thái Lan can thiệp”.
Ngược lại, Tổ chức Nghiên cứu nguy cơ chính trị Eurasia phán đoán: “Các vụ bạo lực đơn lẻ có thể làm dấy lên những phản ứng trả đũa vào cuối tuần này nhưng không đủ để kéo quân đội vào cuộc”.
Bình luận trên xuất hiện trong bối cảnh Tư lệnh Tối cao quân đội Thái Lan Thanasak Patimaprakorn phủ nhận thông tin có kế hoạch đảo chính để trở thành thủ tướng. Trong khi đó, Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha nhận định: “Có một nhóm đang sử dụng bạo lực với phương pháp tương tự năm 2010. Nhưng tôi không rõ liệu đó có phải cùng một nhóm hay không”.
Ngày 18-1, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã lên án vụ tấn công hôm trước và phủ nhận có liên quan. Theo bà Yingluck, lối thoát duy nhất cho khủng hoảng hiện nay là tiến hành bầu cử. Phát biểu trước báo giới nước ngoài hôm 17-1 trước đó, bà Yingluck nhấn mạnh: “Hãy hạ tôi bằng lá phiếu!”.
Tình hình càng thêm phức tạp khi tại các thành phố miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan - nơi có nhiều người ủng hộ gia đình Shinawatra - hàng trăm nông dân lên kế hoạch biểu tình và chặn các tuyến đường để đòi nhà nước trả tiền mua lúa theo chương trình trợ giá gây tranh cãi của chính phủ. Bà Yingluck đang đối mặt với cuộc điều tra về chương trình trên với tư cách Chủ tịch Ủy ban Lương thực quốc gia.
P/s: Hãy hạ nhau bằng trang QLB hay TSNH .., hic
- Cờ vây
- Truyền thông cuối năm Quý Tỵ
- Ai lại nở mắng cái lỗ khu bao giờ
No comments:
Post a Comment