Friday, January 25, 2013

Đối ngoại, đối nội của một anh quan tỉnh lẻ

Qua kiểm tra rà soát 44 khu chung cư với 673 căn hộ được bố trí cho cán bộ công chức, 8/2012, Đà Nẵng phát hiện 111 trường hợp tại 9 khu chung cư đã sử dụng không đúng mục đích và đối tượng. Trong đó, nhiều trường hợp đã tự ý chuyển nhượng, cho thuê trái phép chứ không dùng để ở nhằm trục lợi.

Cũng những sự việc đời thường trên mạng, đôi khi nó có thể truyền tải được những ý tưởng mang tầm vóc thời đại, thổi vào đó những tiên đoán, dự báo về tương lai.., nhưng có thể chỉ gợi lại hình ảnh của một thời đã qua, mang dáng dấp của chiếc loa phường, bản tin câu khách đậm chất nông thôn kỳ cục án, câu chuyện sau lũy tre làng... được canh tân, làm dáng bằng công nghệ kỹ thuật cao, internet.


Câu chuyện đối ngoại mà facebook Trần Thanh Hùng muốn bạn đọc "sập bẫy" bằng cách phơi bày sự tinh tế trong quan hệ ngoại giao của 'nhà chính trị khổng lồ miền Trung'.

"Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị:
Tôi (ông Thanh-PV) với anh (ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
- Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
- Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua..."

Cũng câu chuyện đối ngoại ấy, ngày 28-2-2002, ông Giang Trạch Dân đến thăm TP Đà Nẵng, có một cây cầu được đề cập trong cuộc gặp gỡ này và ông cựu Tổng bí thư, cựu Chủ tịch nước Trung Hoa gật đầu ghi nhận... để rồi địa phương ấy ngóng chờ đón Tết Công-gô.

Nói vậy để hiểu, chuyện ngoại giao với Trung Quốc không đơn giản bằng sự cân đo đong đếm từ những câu chuyện ngây ngô như thế và cái văn hóa Trạng đó nhìn trong suốt quá trình lịch sử cũng như thực tế hiện tại... mà người dân Sài Gòn, Hà Nội phải khốn khổ như thế nào khi muốn choàng quốc kỳ ra đường phản đối việc thành lập trái phép Tam Sa. Và tại Đà Nẵng, nơi có vị Trạng khét tiếng đương thời kia, đố người dân nào mang được hơi thở, tinh thần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ ấy "ra đường"... để hòa chung lòng yêu nước với hai đầu Tổ quốc.

Cũng câu chuyện "văn hóa Á Đông", câu chuyện "anh em trong gia đình" của cụ Bá, mà việc đối nội được blog Beo tinh tế dẫn ra như một kiểu lột tả tính cách con người có nghề, đầy thâm thúy.

"Và với mình, có 1 kỷ niệm với ông Bá Thanh, khi ông còn làm chủ tịch ĐN, mình có đi cùng 1 số doanh nghiệp, vào ĐN gặp ông Thanh xin đầu tư... Văn phòng bố trí cho 1 trận tennis, định là oánh xong thì ăn nhậu rồi bàn việc. Nhưng hôm đó mình đã bị đói gần chết, cả đám doanh nghiệp kia vì đã đánh thắng ông Thanh, ông ý bắt đánh cho đến khi ông ấy thắng, hội kia thì ko hiểu ý. Chiều hôm đó còn mưa chứ, mưa cũng đánh, tối cũng đánh, đánh đến 11 h đêm... Nghe đâu dự án cũng ko được thông qua :))"

Sẽ hiểu "cái văn hóa Á Đông, cái tình anh em một nhà" đầy học thức ấy như thế nào trên phương diện người đứng đầu một địa phương mà quyền hành được nắm trọn vẹn trong tay.., có khác gì vai trò "người anh" trong vấn đề đối ngoại được đề cập ở trên. Câu chuyện trên mạng... cũng là câu chuyện người tù Phạm Minh Thông với tình huynh đệ, câu chuyện tướng Trần Văn Thanh với tình đồng chí, câu chuyện Cồn Dầu với nghĩa đồng bào.., và bao câu chuyện cưỡng chế đau lòng khác được hái từ chùm khế ngọt qua cụm mỹ từ "sở hữu toàn dân".

Dân gian viết nhiều về Trạng ..,
và dân gian cũng đúc kết nhiều về thói hư tật xấu: "Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng".

Giá như, câu chuyện đối ngoại kia được truyền đi khi cụ Bá đang ung dung oai vệ bên nước "lạ" thì sẽ lấp lánh, lung linh... và đẹp trang sử sách biết bao.

MP

P/s: Kẻ thù ở sau lưng nhà ngươi đó... (kinh nghiệm của người xưa!)

Xem thêm:
- Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính
- Gái mại dâm lại đứng đường và điếm chúa sẽ lên ngôi
- Thầy chùa mà cũng ăn chay à?
- Tại sao không nên kỳ vọng vào Nguyễn Bá Thanh
- Ngây thơ và không tưởng

No comments:

Post a Comment