>> Những ý tưởng "điên rồ" cho du lịch biển Đà Nẵng
>> Đà Nẵng nên tránh "tân quan, tân chính sách"
>>>>> Bản quyền và câu chuyện “dùng chùa”… (Đối với Mỹ, bản quyền không phải chỉ nói chơi. Còn ở Việt Nam, bản quyền làm sao mà thắng nổi tâm lý “dùng chùa”, “xem chùa”.)
INFONET - Tuy không đồng ý với đề xuất xây dựng sân bay quốc tế Đà Nẵng mới ở bán đảo Sơn Trà, song TS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam lại đề xuất xây dựng "TP trên cao" ở khu bảo tồn thiên nhiên này!
Xây "TP trên cao", ngồi uống cafe để... nâng chất lượng sống?
Như tin đã đưa, tại cuộc hội thảo "Các ý tưởng xây dựng TP Đà Nẵng" lần 2 (tổ chức hôm 12/7), TS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đã bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất của TS.KTS Trương Văn Quảng, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị - nông thôn, về việc xây dựng sân bay mới tại bán đảo Sơn Trà để thay thế cho sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện nay.
Tuy nhiên, bán đảo Sơn Trà vẫn nằm trong "tầm ngắm" các ý tưởng của TS.KTS Trần Ngọc Chính. Ông bày tỏ: "20 năm trước, khi nghiên cứu quy hoạch chung Đà Nẵng, chúng tôi đã nhìn vào Sơn Trà với bao khát vọng. Song ngày đấy yếu tố quân sự không cho phép những người làm quy hoạch có tham vọng lớn. Nay ở thế kỷ hội nhập, đất nước phát triển, chúng ta đã mạnh hơn và nhìn về tương lai cho mỗi đô thị cởi mở hơn. Yếu tố an ninh quốc gia là yếu tố quan trọng nhưng không phải mọi chỗ, mọi nơi và là tất cả".
Theo ông, bán đảo Sơn Trà nên được chủ động đề xuất cho việc xây dựng đô thị và du lịch một cách tích cực nhất. Cần nhìn nhận bán đảo Sơn Trà có ý nghĩa quốc phòng quan trọng bởi vị trí tiền tiêu của nó. Vì vậy phần các đỉnh phía Đông của bán đảo phải dành cho quốc phòng. Tuy nhiên nên dành đỉnh cao phía Tây, nơi có vị trí đẹp, thuận lợi giao thông cho xây dựng một tổ hợp khách sạn du lịch hạng sang kết hợp với trung tâm hội nghị và vui chơi giải trí tầm vóc quốc tế, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách quốc tế hiện tại và của khách du lịch trong tương lai.
Đồng thời TS.KTS Trần Ngọc Chính đề xuất, phần sườn phía Nam của bán đảo Sơn Trà (theo hướng từ cảng Tiên Sa đến mũi phía Đông) nên quy hoạch xây dựng các khu ở, biệt thự, khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp theo nhịp độ và độ cao khoảng từ 100m trở xuống để từ đó hình thành nên một "TP trên cao" như Hồng Kông, Monaco, Vũng Tàu... Dải kiến trúc này sẽ làm cho đô thị thêm quy mô, quan trọng hơn là tạo được một cuộc sống đô thị trên cao với sự khác biệt, và làm phong phú hơn không gian đô thị Đà Nẵng.
"Cuộc sống từ trên núi cao nhìn về sông Hàn - Đà Nẵng là điểm nhìn lý tưởng nhất cho mỗi người. Sở hữu một căn hộ, một ngôi biệt thự hay uống ly cafe trong khách sạn ở độ cao này khi nhìn về TP với sông Hàn tuyệt đẹp thì ý nghĩa cuộc sống và chất lượng sống của người Đà Nẵng có nơi nào sánh được?" - TS.KTS Trần Ngọc Chính "mơ màng".
Đừng đụng đến cho tới khi có ý tưởng được thế giới thừa nhận
Nằm ở phía Đông TP Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà (tổng diện tích khoảng 6.000ha) gồm nhiều đỉnh núi, cao nhất gần 700m và thường được mây che phủ. Đây không chỉ là nơi có tính chất "tiền tiêu" về quốc phòng như TS.KTS Trần Ngọc Chính nêu mà còn được nhà nước công nhận khu bảo tồn thiên nhiên từ năm 1992. Qua khảo sát, tại đây có 985 loài thực vật, 36 loài thú, 106 loài chim, 23 loài bò sát, 09 loài lưỡng cư và 113 loài côn trùng.
Rất nhiều loài trong số đó có tên trong Sách Đỏ Việt Nam cũng như trong danh sách của Hiệp hội Thế giới Vì thiên nhiên (IUCN). Giá trị bảo tồn nguồn gen thực vật là 22 loài quý hiêm, nguồn gen động vật là 15 loài quý hiếm, đặc biệt quần thể Voọc chà vá chân nâu (được mệnh danh là "Nữ hoàng linh trưởng") được coi là biểu tượng bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Theo Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà bao gồm nhiều môi trường sống khác nhau như rừng, rừng trồng và cây bụi. Rừng ở đây là loại rừng thường xanh nhiệt đới, nhưng hiện tại chỉ còn một phần nhỏ diện tích là rừng nguyên sinh, còn đa số là rừng thứ sinh. Đáng chú ý, khảo sát vào năm 2008 cho thấy, diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã bị suy giảm đến gần 2.70ha khiến nhiều loài động, thực vật quý hiếm ở đây đang bị đe doạ nghiêm trọng. Vì vậy, tại cuộc triển lãm "Đa dạng sinh học TP Đà Nẵng lần thứ 1" hồi tháng 5/2013, nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đã cảnh báo:
"Nhiều khu vực lưu trú quan trọng của các loài động vật đang nhường chỗ cho sự phát triển của con người. Việc thi công các công trình đường giao thông trên bán đảo Sơn Trà đã để lại những khoảng trống rộng trong rừng khiến các loài động vật không thể băng qua được. Thêm vào đó là sự xuất hiện và lan rộng của loài dây leo bìm bìm trên khắp bán đảo, bao phủ và phá huỷ một vùng rừng rộng lớn. Thiên nhiên tại bán đảo Sơn Trà hiện đang trên đà suy thoái và đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ khẩn cấp".
Cũng do vậy, khi nghe các ý tưởng đề xuất xây dựng sân bay hay "TP trên cao" tại "lá phổi xanh" của TP Đà Nẵng là bán đảo Sơn Trà, đã có không ít người phân vân. Trao đổi với PV Infonet, từ những người chuyên về thu hút vốn đầu tư như ông Lâm Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng đến các doanh nghiệp du lịch như ông Huỳnh Tấn Vinh, Tổng Giám đốc Furama Resort đều bày tỏ sự thiếu đồng tình.
Ông Lâm Quang Minh nhắc lại: "Năm 1997, các nhà khoa học của Đại học Queensland (Úc) có giúp xây dựng quy hoạch du lịch tỉnh QN-ĐN cũ. Đến năm 2000, họ tặng Đà Nẵng bộ quy hoạch này, trong đó đặc biệt lưu ý: "Đối với "vùng đặc biệt" đó (tức bán đảo Sơn Trà), xin các ngài đừng đụng đến. Cho tới khi nào các ngài có ý tưởng mà được nhiều giới quy hoạch, kiến trúc thế giới thừa nhận thì hãy đụng vào. Vì đó không chỉ là vốn quý nhất của Đà Nẵng mà còn của thế giới, của nhân loại!".
Cũng theo ông Lâm Quang Minh, sự cảnh báo đó cũng đã được nhiều tổ chức quy hoạch nổi tiếng thế giới như SOM (Mỹ) nhắc lại trong những năm sau này, khi Đà Nẵng mời họ giúp quy hoạch phát triển du lịch tại Sơn Trà. Và đó cũng là ý kiến của nhiều cá nhân, tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên như Hội Động vật học Franfurt, Văn phòng dự án GIZ, TS Ulrike Simon Streicher (Đức)...
Có lẽ "lường" trước những phản ứng đó nên TS.KTS Trần Ngọc Chính nói: "Chỉ là đề xuất ý tưởng thôi nhưng chúng tôi thấy là khả thi nếu chúng ta dám xây dựng một dự án trên cao cho Đà Nẵng tại bán đảo Sơn Trà. Ở đây, vấn đề quốc phòng, vấn đề rừng cảnh quan bảo vệ thiên nhiên, vấn đề xói lở và các thể chế cần phải được đặt ra để nghiên cứu, xem xét và lựa chọn có một kế hoạch tốt cho việc khai thác bán đảo Sơn Trà một cách hiệu quả nhất!".
HẢI CHÂU
P/s: Xuống! Hạ cánh ngay lập tức!
Đừng bao giờ quên chữ "rừng Sơn Trà" và chữ "rừng" ấy càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết trong tình trạng hiện nay đối với thế giới, đất nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Xem thêm:
- Cũng đành tự sướng!
- Để nuôi mình phải nói dối triền miên
- Hoan hô thầy bói
No comments:
Post a Comment