>> Nhà dân bị giang hồ ủi sập giữa ban ngày
>> ‘Nếu nói thật thì trái ý Nhà nước’
11 thành viên Hiệp định TPP hiện nay gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các quốc gia này đã kết thúc vòng đàm phán thứ 16 ở Singapore trung tuần tháng Ba-2013.
VN có thể là nước hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 đối tác đàm phán TPP, tính toán khi TPP đi vào hiện thực.
Trích : "Đây là một hiệp định mang tầm thế kỷ, phạm vi của nó rất rộng, tính chất rất sâu ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của các nước tham gia ký kết TPP. Vì vậy, tất cả các ngành có liên quan (hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam đều liên quan đến TPP)."
TPP là một hiệp định thương mại tư do khu vực toàn diện có thể đem đến những cơ hội rất lớn cho Việt Nam kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên TPP khác. Nó có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và đảy mạnh xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và hiệu quả trong chuỗi cung ứng, hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ, đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, mở cửa thị trường mua sắm; thuận lợi trong tiếp cận thị trường tất cả các nước TPP, trong đó có các lĩnh vực quan trọng của Việt Nam như nuôi trồng thủy sản, dệt may, da giầy, đồ nội thất; được giảm thuế đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cắt giảm thuế đối với nhà nhập khẩu Hoa Kỳ; cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu; có cơ hội được công nhận là nền kinh tế thị trường sớm hơn...
Xuất khẩu may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ hiện đang chịu mức thuế từ 17,3- 32%, mức thuế này sẽ giảm xuống 0% sau khi TPP có hiệu lực.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ dự kiến sẽ tăng từ 7% hiện nay lên 12-13%, thu về khoảng 30 tỷ USD vào năm 2025. Khi đó, thị trường Mỹ sẽ chiếm 55% tổng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, cao hơn thị phần hiện nay là 49%
Hiệp định sẽ mở ra một thị trường rộng lớn cho các hàng hoá xuất khẩu, kể cả xuất sang các nước mà Việt Nam chưa ký hiệp định thương mại tự do song phương như Mỹ, Canada và Mexico. Giáo sư Peter A. Petri của Đại học Brandeis (Mỹ) cũng cho biết Việt Nam sẽ hưởng lợi ích nhiều nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và quan hệ chặt chẽ hơn với các chuỗi sản xuất quốc tế.
Từ nay tới năm 2015, trong trường hợp số lượng thành viên TPP vẫn duy trì 11 nước thì GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng thêm 26,2 tỷ USD, tương đương 7,7%. Nếu Nhật Bản chính thức gia nhập TPP thì GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 35,7 tỷ USD, tương ứng 10,5%.Các chuyên gia dự báo những lợi ích chủ yếu đến từ Mỹ và Nhật Bản, hiện là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Nhờ TPP, sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng do Việt Nam sẽ gia nhập chuỗi sản xuất toàn cầu.TPP sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư và thậm chí là tạo dòng vốn đầu tư nước ngoài thứ hai vào Việt Nam, giống như khi nước này được kết nạp vào WTO.
Lãnh đạo Việt có dám vì dân hay không? có lẽ ở mức độ nào đó cũng có, nhưng sẽ và đã xuất hiện những lớp tư bản đỏ rất giàu giống Nga, hiện rất nhiều tập đoàn nhà nước đã nhận được kế hoạch cổ phần hóa 100% đến và trước năm 2015 (thời gian từ nay đến 2015 có lẽ cũng đủ để các big godfather chuẩn bị tiền mua nốt các công ty nhà nước còn lại).
Bánh xe lịch sử đang quay, không ai cản được nó. Ngày ấy đang đến, giải phóng cho những uất ức bấy lâu nay.
P/s: ... rồi VN sẽ vào thôi, Mỹ cần VN để "chăm sóc, nuôi dưỡng" Trung Hoa... và tiếp tục tăng thêm sự thịnh vượng cho chính chú Sam.
Xem thêm:
- Luận điệu xuyên tạc
- Căn bệnh mãn tính
- Cải cách ruộng đất ngược
No comments:
Post a Comment