Wednesday, March 4, 2009

Căn bệnh mãn tính

Chào mừng bạn đến với Phuocbeo Blog!



Mãn tính là kéo dài và diễn biến chậm...



* Nước Mỹ và Đài Á Châu Tự Do

 Đài RFA ( Á Châu Tự Do ) có trụ sở tại Mỹ, phát thanh tại các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện, Tây Tạng, Trung Quốc, Bắc Hàn. Ngoài Campuchia, tất cả các nước còn lại đều có biên giới chung với Trung Quốc !?

Tôi hỏi một anh bạn là Việt Kiều, đài RFA như thế nào? Bạn tôi nói là công tâm, khách quan. Tôi hỏi tiếp là tại sao chỉ phát thanh ở các nước đó? Bạn tôi nói các nước đó thiếu dân chủ, tự do...

Như thế, nước Mỹ đang vô tư làm một công việc tốt? Vậy ở Châu Phi nghèo khổ kia, sẽ có một cái Đài Phi Châu giàu có; ở Nam Mỹ với phong trào Cộng sản Mới đang lên cao của những người cầm quyền cánh tả, chống đối Mỹ kịch liệt sẽ có Đài Nam Mỹ Tư Bản; và tại Châu Âu phồn thịnh, dân chủ, người dân luôn cổ suý cho hoà bình nhân quyền, không muốn cùng Mỹ đem quân đi "thí mạng" để tìm kiếm "dân chủ" ở mọi nơi trên thế giới sẽ có Đài Âu Châu Đồng Minh ?..

Đừng nghĩ nước Mỹ " nhân đạo" đến như thế .., nhưng thôi, đó là câu chuyện của nước Mỹ!

 * Trung Quốc và mộng bành trướng
 Dân Trung Quốc cũng như mọi người dân trên thế giới, yêu hoà bình, ghét chiến tranh. Lịch sử Trung Quốc là những cuộc nội chiến kéo dài liên miên, dân tộc Hán không phải giỏi đánh nhau lắm, họ đã từng bị các dân tộc nhỏ như Mông Cổ, Mãn Thanh... thống trị. Bản thân Trung Quốc đã từng là " chiếc bánh ngon" cho các nước Châu Âu xâu xé hay Nhật Bản chiếm đóng...

Dân Trung Quốc rất tôn trọng Rồng, một con vật tưởng tượng trong dân gian mang tính linh thiêng, phồn vinh, thịnh vượng. Nhưng muôn thủa, những nhà cầm quyền Con Rồng "giấy" ấy luôn nuôi dưỡng ảo tưởng Đại Hán, mộng bành trướng, họ "gậm nhắm" tất cả những gì có thể, sức mạnh của họ là nước lớn, dân đông, nền văn hoá lâu đời, chiếc nôi thế giới.., và đó cũng chính là điểm yếu của họ!

Khi những cột mốc biên giới đường bộ Trung Quốc, Việt Nam được cắm xong. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bải Tục Lãm... để dành một trang trống cho lịch sử phán xét. Vấn đề biển Đông không phải người dân Việt Nam nào cũng hiểu, căn cứ quân sự hùng mạnh ở Hải Nam, đánh chiếm Hoàng Sa 1974 và chiến dịch "nuốt trọn" Trường Sa đang định hình...

Hiện tại, những người lãnh đạo ở Việt Nam chưa ai đủ tài và đủ can đảm để giải toán sòng phẳng vấn để biển Đông. Cần một cái nhìn thực tế, huy động toàn bộ sức dân và... hy vọng vào ý thức của hậu nhân. Thiên tài không phải ngày một ngày hai là có được...

Lịch sử khiến người dân Việt Nam hiểu "chân tơ kẻ tóc" người Trung Quốc.., và đó là điều không bao giờ được chủ quan!

* Bắc Triều Tiên-Công nghệ Hạt nhân và thiếu lương thực
Lãnh tụ Kim Nhật Thành luôn được nhân dân Bắc Hàn tôn sùng, những nơi ông ta từng đặt chân đến đều hầu như trở thành nhà lưu niệm, di tích lịch sử... Nhưng cuối đời, công việc ông ta nghĩ đến là việc trao quyền lực cho con cái, và bây giờ, Kim Jong-Il cũng đang nghĩ đến. Nó gợi nhắc hình ảnh của chế độ phong kiến xưa kia, thay vì chọn người tài để giúp nước thì cái mà họ nghĩ đến là duy trì và cũng cố quyền lực...

Thế giới biết đến Bắc Triều Tiên là công nghệ Hạt Nhân và thiếu lương thực. Quốc phòng là một trong những điều quan trọng nhất ở một quốc gia, nhưng để nhân dân sống một cách khổ sở, thiếu thốn.., để dồn tâm, dồn trí cho Vũ khí giết người hàng loạt kia thì là điều đáng suy nghĩ. Thiếu lương thực đồng nghĩa là dân đói, đã đói thì sẽ thủng, thủng tinh thần, thủng vật chất, thủng văn hoá... đến thủng môi trường sống, thủng quyền được sống!

Dân Bắc Triều Tiên sẽ giải quyết bài toán của họ!

* Việt Nam-Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Dân làm chủ
Dân là chủ, cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Thế mà, khi người dân muốn giải quyết bất kì một công việc gì tại các cơ quan nhà nước, thì việc đầu tiên là phải có cái " Đơn Xin... ", vô lí, chủ sao có thể "xin" đầy tớ được... Thôi đành mượn lời một bài viết đăng trên VietNamnet:

"...
Sự sỡ hãi sẽ gây đau đớn cho bất kì ai muốn duy trì một vị trí mà không xây dựng cho vị trí đó. Thông thường, các mối quan hệ bị tàn lụi vì người lãnh đạo muốn giữ quyền lực cho riêng mình, chứ không phải khi anh ta muốn chia sẻ quyền lực hay vì lợi ích của những người dưới mình. Phong cách lãnh đạo thứ hai là lãnh đạo mang lại lợi ích, trong khi cách thứ nhất là sự ích kỷ hay muốn sở hữu. Những người chỉ huy trở lên quan liêu khi họ chỉ muốn nhiều hơn cho bản thân mình, nhưng chỉ có thể có được nhiều hơn bằng những phương tiện quan liêu, suy đồi.

Một người lãnh đạo mang lại lợi ích, xét về phương diện lý thuyết, là dạng lãnh đạo tốt nhất cho mọi người. Tuy nhiên, những trường hợp của những nhà lãnh đạo vì lợi ích của người khác trong suốt tiến trình lịch sử là rất hiếm gặp, vì khi họ giành được quyền lực bằng cách hứa hẹn giúp đỡ dân chúng sẽ trở lên suy đồi một khi họ đạt được vị trí mà họ muốn. Có lẽ, như Steinbeck đã nói, chính là nỗi sợ hãi bị mất quyền lực khiến họ suy đồi.

Nỗi sợ hãi, nói chung là một dạng tâm lý hủy hoại. Dạng thức này phát triển từ tâm lý sợ hãi tự nhiên của chúng ta, khiến chúng ta trở nên cảnh giác trong các tình huống mạo hiểm. Một người lo sợ thì luôn luôn tiêu cực, mức độ thay đổi tùy thuộc và độ xung đột có thể diễn ra bên trong bản thân họ, như là trở nên lo lắng. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự như khi chúng ta trở nên cảnh giác với nỗi lo sợ khi chúng ta có một nỗi sợ nào đó và khi người khác đang cố gắng tạo cho chúng ta nỗi lo sợ đó.

Chúng ta không phải lo sợ chỉ vì một nhà chính trị hay chỉ huy quân đội nói chúng ta phải sợ hãi. Nói chung, một người luôn sợ hãi thì sẽ gặp khó khăn khi muốn thực hiện hết sức trong công việc. Một việc nào đó trở nên kém hiệu quả do kết quả của sự suy đồi từ bên trong có thể làm tổn thương tất cả mọi người."

* Lời kết:
Có một cô giáo hỏi một cậu bé học mầm non:
- Em hãy kể một việc rất thực của em?
Em bé từ tốn trả lời:
- Dạ thưa cô! Mỗi sáng thức dậy, em ngồi bô, ỉa ra toàn cứt ạ!
Cô giáo nghe xong, té bật người ra sau, ngất xĩu...

Biết vì sao không?
Vì cô giáo ấy bị bệnh mãn tính "dị ứng với những lời nói thực"!

MP

Xem thêm:
- Sự thịnh vượng hoang đường