Nhìn qua nước bạn, Nhật Bản, một quốc gia bại trận, nghèo tài nguyên khoáng sản, thiên tai động đất triền miên, nhưng hiện nay, họ là một nước rất giàu, kinh tế phát triển, hình ảnh xứ sở Phù Tang được tôn trọng trong lòng bạn bè quốc tế. Thế giới cho rằng người Nhật cần cù, tinh thần kỷ luật cao, mạnh dạn chủ trương “Thoát Á”, đổi mới học hỏi phương Tây.., và điều quan trọng nhất làm nên “sự thần kì của nền kinh tế Nhật Bản” chính là đức tính chắt chiu, tiết kiệm.
Thực tế không hẳn là như vậy, người Nhật tiêu xài rất sang, phung phí. Trong hai năm gần đây, họ thay đổi liên tục từ thủ tướng này đến thủ tướng khác, vậy mà kì lạ thay, đất nước họ vẫn giàu sang thịnh vượng.
Quay trở lại nước mình, một Việt Nam bách chiến bách thắng, rừng vàng biển bạc, tài nguyên khoáng sản phong phú phân bổ từ Bắc vô Nam, ấy vậy mà vẫn là phận nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển. Nền kinh tế trong những năm gần đây khủng hoảng nghiêm trọng, nợ xấu tăng cao, quốc nạn tham nhũng hoành hành khắp nơi, thất thoát tài sản công lên đến những con số kỷ lục. Đã thế, các thế lực thù địch bên ngoài kết hợp với bọn phản động trong nước xuyên tạc, bôi nhọ người Việt nghèo mà chơi sang, chi tiêu vô tội vạ.
Thật là oan cho nhân dân Việt Nam , ngày qua tháng lại họ phải xài, phải dùng hết sức chắt chiu, tiết kiệm.., và rõ ràng là vẫn chỉ có một Thủ tướng tại vị từ năm này sang năm khác đấy thôi! Có điều, không hiểu sao đất nước vẫn nghèo, dân vẫn lầm than cơ cực.
Có lẻ, dân Việt chưa đủ trình độ để quán triệt khái niệm tiết kiệm, phung phí sao cho thật biện chứng, đúng với thực tiễn khách quan.
Cuộc sống thực tế bắt buộc họ phải hết sức chắt chiu, bắt buộc họ hết sức tiết kiệm, thời gian lâu dần mà hình thành một thói quen tốt, một đức tính hay. Chính vì quá hay nên ngày xưa đại thi hào Nguyễn Du mới chua xót nhắn nhủ đời sau đôi lời:
“Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.
P/s: Cảm ơn anh Phan Văn Tú nhé!
Xem thêm:
- Khôn khéo ngụy biện lấn át thiện tâm
No comments:
Post a Comment