Hôm 26-7, tại Đà Nẵng, một công ty địa ốc đã cho khởi công tòa nhà “cao nhất miền Trung”. Một tuần trước đó, 19-7, ở đây cũng vừa khánh thành “cầu dây võng dài nhất Việt Nam”. Không chỉ riêng Đà Nẵng, Hà Tĩnh có “nhà máy thép to nhất”; Thái Nguyên có “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất”; Thủ đô Hà Nội cũng vừa “khởi công đường cao tốc dài nhất Việt Nam” và mới đây có thêm “dự án nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á”…
Nhà máy “lớn nhất khu kinh tế Vân Phong”, STX Vina, vừa phải xin chậm triển khai. Thái Nguyên cũng đã phải chấm dứt giấc mơ “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất” vì nhà đầu tư “không chứng minh được khả năng huy động tiền”. Đường “cao tốc dài nhất Việt Nam”, Nội Bài – Lào Cai, tuy đã “khởi công” vẫn chưa đủ vốn. Cho dù, Bộ Tài chính đã giảm lượng trái phiếu phát hành lần đầu, từ 1.500 tỷ xuống còn 500 tỷ, cuộc đấu thầu hôm 27-5 vừa qua vẫn “không thành công”.
Tại công trường xây dựng tòa nhà Keangnam “cao nhất Việt Nam” ở Thủ đô, liên tiếp trong hai ngày, 21 và 22-7, có 4 công nhân chết vì rơi từ tầng 13 và 15 khi đang thi công. Cũng ngày 21-7, ở Hạ Long, trong lễ hạ thủy tàu Victory Leader, con tàu “đóng mới hiện đại nhất Việt Nam”, hàng loạt quan khách đã phải “đứng bật dậy hốt hoảng”, hàng trăm công nhân phải “chạy nháo nhào” vì con tàu đã phá tung dây cáp néo, lao mình xuống nước, “tự ý hạ thủy” sớm hơn dự kiến.
Các tai nạn nói trên đều xảy ra một cách tình cờ, nhưng nó cũng cho thấy, không có cái gì cao to hiện đại mà lại không “nền móng”. Ở công trường Keangnam, chỉ tới tầng thứ 13, tính chuyên nghiệp đã bắt đầu bộc lộ. Sự cố con tàu Victory Leader cũng như một lời nhắc nhở, Việt Nam chỉ là người gia công cái vỏ. Một nền công nghiệp không thể được xây bằng “vay”, cả chuyên môn và kể cả bạc tiền.
Đầu tháng 7 vừa qua, cũng có không ít người “nôn nao” khi nghe nói mình đang sống trong một quốc gia được xếp hàng thứ 5 thế giới về hạnh phúc. Đây là bảng xếp hạng theo cách nhìn của một nhóm nghiên cứu độc lập ở Anh, NEF, theo đó chỉ số này chỉ cao khi so mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân với mức độ tiêu hao tài nguyên. Cùng bằng lòng với mức độ như nhau, nhưng nơi nào ở nhà lầu, đi xe hơi thì nơi đó… ít hạnh phúc hơn. Chỉ số thỏa mãn về cuộc sống của Việt Nam rất thấp, chỉ khá hơn nhóm Châu Phi, nhưng, như cách nói của một blogger, Việt Nam vào top 5 vì Việt Nam hạnh phúc theo kiểu: “ông lão chụm củi, tỏa khói lam chiều, trong khi bà lão đang tắm suối”.
Thực ra, cho dù báo chí không thông tin đầy đủ thì người dân vẫn biết rõ mình có đang hạnh phúc hay không. Những cái nhất mà một số địa phương, một số doanh nghiệp cố gắng khuếch trương và được báo chí tung hô, rất nhanh chóng bộc lộ sự thật. Hẳn, cho đến nay, không mấy ai quên câu chuyện hai chiếc chiếc bánh chưng, bánh dày đem dâng lễ Vua Hùng hôm 10-3-2008. Hai chiếc bánh được làm to kỷ lục, nhưng bánh chưng thì bị “lên men”, bánh giầy thì, bên trong, được làm bằng… mút xốp.
Hôm qua, 26-7, tại Đà Nẵng, một công ty địa ốc đã cho khởi công tòa nhà “cao nhất miền Trung”. Một tuần trước đó, 19-7, ở đây cũng vừa khánh thành “cầu dây võng dài nhất Việt Nam”. Không chỉ riêng Đà Nẵng, Hà Tĩnh có “nhà máy thép to nhất”; Thái Nguyên có “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất”; Thủ đô Hà Nội cũng vừa “khởi công đường cao tốc dài nhất Việt Nam” và mới đây có thêm “dự án nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á”…
Nhà máy “lớn nhất khu kinh tế Vân Phong”, STX Vina, vừa phải xin chậm triển khai. Thái Nguyên cũng đã phải chấm dứt giấc mơ “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất” vì nhà đầu tư “không chứng minh được khả năng huy động tiền”. Đường “cao tốc dài nhất Việt Nam”, Nội Bài – Lào Cai, tuy đã “khởi công” vẫn chưa đủ vốn. Cho dù, Bộ Tài chính đã giảm lượng trái phiếu phát hành lần đầu, từ 1.500 tỷ xuống còn 500 tỷ, cuộc đấu thầu hôm 27-5 vừa qua vẫn “không thành công”.
Tại công trường xây dựng tòa nhà Keangnam “cao nhất Việt Nam” ở Thủ đô, liên tiếp trong hai ngày, 21 và 22-7, có 4 công nhân chết vì rơi từ tầng 13 và 15 khi đang thi công. Cũng ngày 21-7, ở Hạ Long, trong lễ hạ thủy tàu Victory Leader, con tàu “đóng mới hiện đại nhất Việt Nam”, hàng loạt quan khách đã phải “đứng bật dậy hốt hoảng”, hàng trăm công nhân phải “chạy nháo nhào” vì con tàu đã phá tung dây cáp néo, lao mình xuống nước, “tự ý hạ thủy” sớm hơn dự kiến.
Các tai nạn nói trên đều xảy ra một cách tình cờ, nhưng nó cũng cho thấy, không có cái gì cao to hiện đại mà lại không “nền móng”. Ở công trường Keangnam, chỉ tới tầng thứ 13, tính chuyên nghiệp đã bắt đầu bộc lộ. Sự cố con tàu Victory Leader cũng như một lời nhắc nhở, Việt Nam chỉ là người gia công cái vỏ. Một nền công nghiệp không thể được xây bằng “vay”, cả chuyên môn và kể cả bạc tiền.
Đầu tháng 7 vừa qua, cũng có không ít người “nôn nao” khi nghe nói mình đang sống trong một quốc gia được xếp hàng thứ 5 thế giới về hạnh phúc. Đây là bảng xếp hạng theo cách nhìn của một nhóm nghiên cứu độc lập ở Anh, NEF, theo đó chỉ số này chỉ cao khi so mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân với mức độ tiêu hao tài nguyên. Cùng bằng lòng với mức độ như nhau, nhưng nơi nào ở nhà lầu, đi xe hơi thì nơi đó… ít hạnh phúc hơn. Chỉ số thỏa mãn về cuộc sống của Việt Nam rất thấp, chỉ khá hơn nhóm Châu Phi, nhưng, như cách nói của một blogger, Việt Nam vào top 5 vì Việt Nam hạnh phúc theo kiểu: “ông lão chụm củi, tỏa khói lam chiều, trong khi bà lão đang tắm suối”.
Thực ra, cho dù báo chí không thông tin đầy đủ thì người dân vẫn biết rõ mình có đang hạnh phúc hay không. Những cái nhất mà một số địa phương, một số doanh nghiệp cố gắng khuếch trương và được báo chí tung hô, rất nhanh chóng bộc lộ sự thật. Hẳn, cho đến nay, không mấy ai quên câu chuyện hai chiếc chiếc bánh chưng, bánh dày đem dâng lễ Vua Hùng hôm 10-3-2008. Hai chiếc bánh được làm to kỷ lục, nhưng bánh chưng thì bị “lên men”, bánh giầy thì, bên trong, được làm bằng… mút xốp.
Những: tô cháo lớn nhất, chiếc bánh to nhất, cho đến nồi nước phở kỷ lục… không mang lại cho cuộc sống thêm bao nhiêu giá trị nhưng đem lại nhiều cảm giác kệch cỡm. Những dự án lớn nhất, những tòa nhà cao nhất… chỉ có ý nghĩa khi nó hiện thực và bắt nhịp được với trình độ phát triển. Cho dù những cây cầu dài, những tháp nhà cao có thể tạo ra những hình ảnh sừng sững trên bìa báo, vấn đề là người dân có bao nhiêu cơ hội để thực sự ngước lên, để quên lụt lội, khói bụi, lô cốt…
Huy ĐứcP/s: Những: tô cháo lớn nhất, chiếc bánh to nhất, cho đến nồi nước phở kỷ lục… không mang lại cho cuộc sống thêm bao nhiêu giá trị nhưng đem lại nhiều cảm giác kệch cỡm. Những dự án lớn nhất, những tòa nhà cao nhất… chỉ có ý nghĩa khi nó hiện thực và bắt nhịp được với trình độ phát triển.