2. Về chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể, cá nhân.
2.1- Về chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể:
Chuẩn bị dự thảo báo cáo kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể theo tinh thần khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, không nể nang, né tránh, thể hiện tính gương mẫu.
- Về phạm vi nội dung, căn cứ trách nhiệm và quyền hạn được nêu trong Quy chế làm việc của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ, các đoàn thể của đơn vị mình. Báo cáo kiểm điểm tập trung vào 3 nhóm nội dung của Nghị quyết Trung ương 4: (1) Về đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, (2) Về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp (3) Về thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Trong từng nội dung, báo cáo cố gắng làm rõ những ưu, khuyết điểm chủ yếu hiện nay, nhưng trong từng vấn đề cụ thể có liên hệ đến thời gian trước (khóa trước) để làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của tập thể lãnh đạo. Báo cáo tập trung chủ yếu vào các ưu, khuyết điểm, xác định một số nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, khuyết điểm để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
No comments:
Post a Comment