Hiện tượng Tom Cat và Trương Duy Nhất là sản phẩm đặc trưng, điển hình của xã hội Việt Nam hiện nay, nó đại diện cho nghịch lí của sự phát triển, là hồi chuông báo động, tín hiệu nguy hiểm... cho dù cả hai đang khoác trên mình chiếc áo nhân danh cho công lý, cho trí thức, cho sự hiểu biết...
Trong một xã hội pháp quyền và dân chủ thật sự, những lời cảnh báo đầy yêu thương của Tom Cat kia gởi đến Cù Huy Hà Vũ, Người Buôn Gió, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện, Trương Duy Nhất.., sẽ được những nhà phản biện xã hội tích cực này mang đến đặt trên bàn của các cơ quan công quyền hữu trách với lời thông báo là có người đã nhắn với tôi như vậy. Việc còn lại là của các nhà điều tra, bằng nghiệp vụ và trách nhiệm của mình, họ sẽ làm sáng tỏ nhân vật của những bức thư mạng ấn tượng đó. Đằng này, nó lại trôi nổi bềnh bồng trên thế giới ảo, lại được những người bị cảnh báo đăng lại trên blog, trang web của mình kèm với những lời than thở, thanh minh. Trừ Người Buôn Gió, những nhà phản biện xã hội tích cực kia đều tự xưng là trí thức, nhưng có vẻ gì đó họ thiếu tự tin về tính pháp lý công dân của mình?
Tom Cat là một nhân vật ảo, trong bóng tối, nhưng lại sử dụng ngôn ngữ của quyền lực nhà nước, điều nghịch lý ấy lại được lan truyền xôn xao trong cộng đồng mạng mà tính pháp lý ít được mổ xẻ, người ta chỉ quan tâm, đoán non đoán già nhiều đến nội dung bức thư có trở thành hiện thực hay không mà thôi?
Trong một xã hội pháp quyền và dân chủ thật sự, những phát ngôn kiểu Trương Duy Nhất người dân bình thường nào cũng có thể nói được, thậm chí chặt chẽ, khoa học, sát thực tế hơn nhiều. Trong một xã hội pháp quyền và dân chủ thật sự, những bài viết kiểu Trương Duy Nhất nhà báo nào cũng viết được, thậm chí còn sắc sảo, lôi cuốn và nhân văn hơn nhiều. Trong một xã hội pháp quyền và dân chủ thật sự, quốc hội đủ quyền lực sẽ kịp thời giải quyết mọi trăn trở của người dân, và Tom Cat, Trương Duy Nhất đở mệt công hao hơi, tốn mực, lao xao làm gì.
Thế nhưng, một nổi sợ hãi mơ hồ ám ảnh nào đó kéo dài khiến những món ăn kiểu Trương Duy Nhất hay Tom Cát trở nên thành đặc sản, người ta tò mò, thích thú, nhỏ to, chia sẻ nhau cùng thưởng thức. Vốn dĩ, mọi người đã hình thành thói quen ngại từ lâu lắm rồi, họ ngại va chạm với những thế lực mà ai-cũng-biết-nhưng-chẳng-ai-muốn-mở-miệng-nói-ra.
Thế nhưng, một nổi sợ hãi mơ hồ ám ảnh nào đó kéo dài khiến những món ăn kiểu Trương Duy Nhất hay Tom Cát trở nên thành đặc sản, người ta tò mò, thích thú, nhỏ to, chia sẻ nhau cùng thưởng thức. Vốn dĩ, mọi người đã hình thành thói quen ngại từ lâu lắm rồi, họ ngại va chạm với những thế lực mà ai-cũng-biết-nhưng-chẳng-ai-muốn-mở-miệng-nói-ra.
Trên thực tế, Tom Cat và Trương Duy Nhất không đại diện cho một bộ phận dân sự nào hết, cũng chẳng thay mặt nhân dân để góp bàn xóa bỏ bất công, xây dựng phát triển đất nước tốt đẹp hơn. Đơn giản, họ trở nên nổi tiếng, lộng lẫy trên mạng vì đang thường trú trong những thành trì, những pháo đài mà họ tưởng rằng nơi đó hiện tại là bất khả xâm phạm. Họ quan tâm đến nhau vì sự sung túc, phồn thực của chính bản thân họ.
Như một bản năng, từ lâu đa số người Việt Nam tự điều chỉnh để quên đi cái sứ mệnh chính trị tất yếu phải có của mình, họ bỏ mặc nó để lao đầu vào mưu sinh, cơm áo gạo tiền nhằm yên vị, tồn tại trong cõi đời này. Cuộc sống vốn đã quá trắc trở khó khăn... Một số ít kẻ bây giờ có cuộc sống sung túc, vẫn tích trữ được hàng đống đô la, vàng, kim cương.., thì những kẻ đó thừa sức hiểu quy luật tồn tại và phát triển những món hàng đầy giá trị đó và cất giử ở đâu cho an toàn nhất.
Trương Duy Nhất thừa thông minh để hiểu cuộc chơi như thế nào. Trong vai trò môi giới của mình, anh ta có thể biết mở phiên giao dịch lúc nào thích hợp thì cũng có khả năng đóng lại nó khi cần thiết.
P/s: Xin được mượn lời nhà văn Vương Trí Nhàn: “Trong khi các tầng lớp nhà buôn và quan lại dùng tri thức tổ chức lại đời sống thì tầng lớp lưu manh cũng xuất hiện, thâm nhập vào các tầng lớp khác. Trong xã hội hiện đại, xu thế này chi phối sự hình thành nhân cách từ người lao động đến người có học, làm họ cũng trở nên lười biếng tầm thường tàn ác vô cảm… tức là lưu manh hóa họ. Mặc dù nhiều khi mượn áo trí thức để làm dáng nhưng trong thực tế bản chất của lưu manh là thâm thù căm ghét trí thức chân chính. Và họ căm thù trí tuệ nói chung. Ở tầng lớp lưu manh khoác áo trí thức, cái lõi là vô học, bao nhiêu cái có học bên ngoài chỉ là đắp điếm thêm.”
Xem thêm:
- Sự hài hước của Nguyễn Thế Thịnh
- Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính
No comments:
Post a Comment