Saturday, August 24, 2013

Phỏng vấn một giám đốc tình báo : Đào tạo và tuyển mộ

>> Ăn nói cẩn thận
>> Nguy cơ không có lương hưu
>> Hủy nội dung bắt dân 'xin phép' khi ghi hình CSGT làm nhiệm vụ
>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Nhiệm vụ của Ban Nội chính hết sức khó khăn, phức tạp
>> Gặp ‘Tháng cô hồn’, căn hộ bị dìm giá thảm hại



LÊ THỊ LIÊN HOAN

Phóng viên: Thưa anh, điệp viên được huấn luyện và đào tạo ở đâu?

Giám đốc: Chỉ trong phim hay trong tiểu thuyết trinh thám, tình báo viên mới học ở trường?

Phóng viên: Tại sao thế?

Giám đốc: Tại một lý do cực kỳ đơn giản: Tình báo viên không khi nào được phép người nọ biết người kia. Việc tập trung họ vào trong một lớp sẽ thành thảm họa.

Phóng viên: Nhưng vẫn phải học chứ?

Giám đốc: Tất nhiên. Hình thức học, phương pháp học hoàn toàn đặc biệt. Đặc biệt cho mỗi nhiệm vụ, cho mỗi quốc gia mà điệp viên sẽ hoạt động sau này. Không người nào giống người nào, đó là điều chắc chắn.

Phóng viên: Và cũng chỉ trong phim…?

Giám đốc: Khán giả mới thấy các tình báo viên học cách bắn súng, gài bom hay nhảy dù. Đây thực ra là các lớp huấn luyện dành cho các đội viên đặc nhiệm công khai.

Phóng viên: Trên thực tế ?

Giám đốc: Việc tuyển lựa tình báo viên rất tế nhị và sâu sắc. Nó bắt đầu bằng cách tìm hiểu kỹ lưỡng lý lịch, hồ sơ, sau đấy là quá trình lặng lẽ quan sát những phẩm chất của anh ta trong tư tưởng, trong trí tuệ, trong sinh hoạt. Rồi một ngày nào đó, anh ta có thể được cơ quan tình báo tiếp xúc, nhờ cộng tác bằng cách… cứ làm tốt việc của mình.

Phóng viên: Thế thôi?

Giám đốc: Rất nhiều khi chỉ có thế thôi. Tình báo viên chỉ báo về cơ quan các thông tin khoa học ở khắp nơi anh ta đến và… hết. Không bắn ai cả, không phá hoại ai cả và không đánh cắp cái gì cả. Điều ấy làm thất vọng các đạo diễn phim kiểu 007 nhưng thực tế, khi cơ quan tình báo càng ngày càng khoa học hóa thì tình báo viên của nó chỉ là những chuyên gia hàng đầu về chuyên môn.

Phóng viên: Do đó?

Giám đốc: Làm một điệp viên ngày nay chẳng giống như người ta tưởng. Điệp viên có thể là nhà văn, là giáo sư hoặc …

Phóng viên: Là một nghệ sĩ hài?

Giám đốc: Thì đã sao. Một nghệ sĩ hài. Nếu cơ quan tình báo đang thực hiện một nghiên cứu về kế hoạch đánh phá văn hóa của đối phương thì một nghệ sĩ hài rất có khả năng là một… đại tá tình báo.

Phóng viên: Lương và thu nhập của điệp viên như thế nào?

Giám đốc: Chẳng bao giờ cao. Thua xa thu nhập của các ngôi sao đóng phim hành động. Các tình báo viên chân chính đều làm việc vì lòng yêu nước, vì tin tưởng vào sự đúng đắn của mục đích cuối cùng. Họ phần lớn là tự nguyện.

Phóng viên: Thưa anh, nhưng khi đọc các sách về lịch sử tình báo, tôi thấy nhiều cơ quan đã dùng một số thủ đoạn như bắt cóc, mua chuộc hay tạo áp lực để biến ai đó thành điệp viên của mình.

Giám đốc: Quả có như vậy. Cơ quan tình báo không nằm lơ lửng trong không khí. Nó nằm trong một quốc gia. Một quốc gia có đạo đức ra sao thì một cơ quan tình báo cũng mang đạo đức tương tự. Nhưng bất cứ người chỉ huy nào cũng biết rằng nguồn tin chỉ đáng tin cậy khi người cung cấp thông tin đáng tin cậy. Và các thủ đoạn trên thì không tìm ra các người như thế.

Phóng viên: Có thể dùng từ "cộng tác viên" để chỉ một số điệp viên "thời vụ" được không, thưa anh?

Giám đốc: Có thể. Tùy vào một hoàn cảnh nào đó tình báo sẽ nhờ tới sự giúp đỡ, tư vấn hay cung cấp thông tin của vài người "nghiệp dư". Chuyện ấy hoàn toàn bình thường.

Phóng viên: Đặc điểm lớn nhất của các tình báo là "hoạt động trên đất địch". Do đấy điệp viên phải xâm nhập, đúng không ạ?

Giám đốc: Hoàn toàn đúng! Nhưng việc xâm nhập, trong một số trường hợp, khó vô cùng.

Ví dụ như các cơ quan tình báo phương Tây luôn luôn cực kỳ vất vả trong việc đưa điệp viên qua các quốc gia đạo Hồi, vì sự trở ngại quá lớn do văn hóa... ngôn ngữ và… ngoại hình.

Phóng viên: ừ nhỉ?

Giám đốc: Phương thức "tuyển điệp viên tại chỗ" là thích hợp nhất trong những trường hợp ấy. Như trên đã nói, có nhiều cách tuyển lựa, phụ thuộc vào nhiều cấp độ về đạo đức và… tài chính khác nhau.

Phóng viên: Tài chính?

Giám đốc: Luôn luôn có những kẻ muốn bán thông tin vì tiền, và nhiệm vụ của một số cơ quan tình báo chỉ là… mặc cả và kiểm tra hàng. Nhưng những kẻ như vậy rất nguy hiểm, vì mong ước của chúng nhiều lúc chỉ là… bán được giá cao hơn. Chúng sẽ bán một thứ nhiều lần hoặc… bán qua bán lại. Trở thành điệp viên hai mang, thậm chí… ba mang.

Phóng viên: Tóm lại, theo anh, việc tuyển chọn và đào tạo điệp viên…

Giám đốc: Của một cơ quan tình báo chân chính luôn căn cứ vào lòng yêu nước, vào tính trung thực và tôn trọng khả năng chuyên môn của mỗi con người!

Nguồn: CAND

Xem thêm:
- Chim mồi
- Đấu tố?
- Chuyên án thú nhồi bông


No comments:

Post a Comment