Tuesday, August 27, 2013

Những dòng chữ được "nhân bản"?

>> “Tuýt còi” trên 50.000 văn bản sai trái
>> Gần 6.700 doanh nghiệp tại Hà Nội ngừng hoạt động
>> Đà Nẵng: Thành dân “tự do” sau khi nhường đất
>> Làm rõ tiêu chí phong, thăng quân hàm
>> Không thể dựa vào nguồn bán đất


Buồn cười, một bài đã đăng trên báo >>> Nhân Dân của tác giả Amari TX, một bài đăng trên báo >>> Sài Gòn Giải Phóng của Ts Hoàng Văn Lễ, nhưng thật kỳ lạ là hai bài có những dòng chữ "giống hệt" nhau?


* Và đây là bảng đối chiếu:


TS Hoàng Văn Lễ
Amari TX
Nếu nghiên cứu kỹ hơn, chắc “Đằng ấy” biết rằng: Một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là chế độ đa nguyên về chính trị. Trung Quốc hiện nay có 9 đảng chính trị thì 8 đảng thừa nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là người duy nhất lãnh đạo nước Trung Hoa, lấy chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là chế độ đa đảng mà nhất nguyên về chính trị. Ở Mỹ, tuy có 2 đảng nhưng có đúng là chế độ đa nguyên về chính trị không? Bởi 2 đảng này chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản còn xét về bản chất giai cấp - xã hội, 2 đảng này là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau: củng cố và phát triển thể chế chính trị đầy bất công ở Mỹ.

Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai có thể đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ thể chế riêng có của họ.

Thưa anh Lê Hiếu Đằng, hẳn anh cũng biết rằng, một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên về chính trị là do một loạt nhân tố quy định, trong đó tương quan lực lượng xác lập vị trí vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó.

Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xin nói để ông và các ‘chiến hữu’ của ông biết : một chế độ đa đảng chưa hẳn đã là một chế độ đa nguyên về chính trị.

Chẳng hạn ở Mỹ hiện nay, tuy đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa thay nhau cầm quyền, nhưng nếu xem đó là chế độ đa nguyên về chính trị thì chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, hai đảng chỉ đối lập nhau trên một số phương diện không cơ bản ; xét về mặt bản chất giai cấp – xã hội, hai đảng là đồng nhất, có mục tiêu căn bản giống nhau là củng cố và phát triển thể chế tư bản chủ nghĩa ở Mỹ... Ở các nước khác cũng tương tự như vậy, cho dù nước Mỹ khác nước Anh, nước Anh lại không giống nước Pháp, nước Ý. Ở Anh và Nhật Bản, hiến pháp lại thừa nhận vai trò của nhà vua, họ là những nhà nước quân chủ lập hiến. Không ai ngớ ngẩn, rỗi hơi, vô lối đòi hỏi các quốc gia ấy xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến để hiến định chế độ cộng hòa, cộng hòa tổng thống hay cộng hòa dân chủ nhân dân...

Một chế độ nhất nguyên hay đa nguyên, về chính trị do một loạt nhân tố quy định, trong đó, đáng quan tâm nhất là : tương quan lực lượng giữa các giai cấp, bối cảnh xác lập vị trí lãnh đạo, vai trò cầm quyền của đảng, những thành tựu mà nhân dân đạt được trong thực tiễn phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng đó. Vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận – hiện đại, có thể thấy ở nước ta, bối cảnh xác lập vị trí duy nhất lãnh đạo xã hội, xác lập vai trò duy nhất cầm quyền của ĐCS Việt Nam như sau : ...



Nguồn: Phát hiện độc đáo của >>> Blog TSYG

P/s: Không biết nói gì hơn, chán, đến giờ này vẫn cứ dùng cái "nghiệp vụ" lạc hậu, lỗi thời này mãi sao?

Xem thêm:
- Lệnh tổng hợp...
- Khi Nam Triều Tiên bắt đầu biến thành Bắc Thụy Điển
- Nghĩ về những người lãnh đạo được dân Quảng Nam-Đà Nẵng mến!

No comments:

Post a Comment