Monday, August 19, 2013

320 ngàn đồng và tấm giấy khen… “làm phép”!

>> Không cấm chia sẻ thông tin trên internet (Tôi khẳng định hoàn toàn không có việc cấm các cá nhân chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Chỉ có điểm khác so với trước kia là khi cá nhân muốn chia sẻ một thông tin nào đó được tổng hợp từ các nguồn trên internet, các báo hay bất cứ tài liệu nào, cần phải gắn kèm đường link hoặc ghi rõ nguồn trích dẫn thông tin để người khác muốn tham khảo thông tin đầy đủ có thể truy cập vào đường link đó. Đồng thời, các cá nhân vẫn có quyền đánh giá, bình luận về vấn đề mà mình chia sẻ nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về phát ngôn của mình, đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật.)
>> Bàn thêm về sự cần thiết của cơ quan bảo hiến
>> Đôi điều với tác giả “Viết trên giường bịnh” (văn phong có phần nhẹ nhàng hơn)


(Dân trí) - Đành rằng khen thưởng phải theo qui định nhưng 320 ngàn đồng, nói gì thì nói, với những việc “đặc biệt” như vậy mà mức thưởng chỉ đủ để mua… hơn 10 bát phở loại trung bình (30 ngàn VND/bát) có gì đó như sự hài hước và.. giễu cợt.

Vụ “nhân bản” xét nghiệm đã ngày càng trở nên nghiêm trọng khi nó được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ và là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của Ban Nội chính Hà Nội vừa được thành lập.

Nhân vật chính của vụ việc, từ một kỹ thuật viên không mấy ai biết đến, chị Hoàng Thị Nguyệt bỗng trở nên nổi tiếng. Có lẽ những ngày qua, không có tờ báo nào quan tâm đến lĩnh vực này không nhắc đến tên chị, đăng hình ảnh chị.


Và chị đã được Sở Y tế Thành phố “tôn vinh”, tặng giấy khen.

Thế nhưng tại buổi tuyên dương ấy, chị và hai đồng nghiệp của mình đều khóc nức nở.

Các chị khóc vì lý do gì?

Có lẽ chị khóc vì những thành công của việc khiếu kiện thì ít mà khóc vì nỗi đau, lòng tự trọng nghề nghiệp thì nhiều.

Không đau xót sao được khi những “lương y” lại có thể nhẫn tâm làm điều thiếu đạo đức đó?

Không khóc sao được khi mà những người chị tố cáo bao nhiêu năm nay vẫn gần gũi với các chị.

Không khóc sao được khi nhớ lại những khó khăn mà chị đã trải qua.

Không khóc sao được khi nghĩ tới những ngày sắp tới?

Thân phận của một kỹ thuật viên trong bệnh viện vốn mong manh lắm. Rồi trong số những người bị kỉ luật sắp tới có thể sau một thời gian, họ sẽ trở lại vị trí cũ. Và khi đó, chị sẽ sống ra sao? Liệu có bị trù dập? Ai sẽ bảo vệ các chị?

Nói như thế mới thấy cái giá của người đấu tranh chống tiêu cực lớn đến mức nào, sự hi sinh của họ cao cả biết đến nhường nào…

Thế nhưng càng buồn thay trong buổi trao tặng phần thưởng cho các chị, theo tường thuật của báo Người Lao động ngày 16/8, bài “Khen thưởng cho có!?”, đã diễn ra rất chóng vánh và thiếu sự trang trọng tối thiểu cần có. Nó chỉ được một vị Phó GĐ Sở Y tế trao mà không có sự tham gia của lãnh đạo TP. Hà Nội và huyện Hoài Đức.

Lúc trao giấy khen cho các các chị (Hoàng Thị Nguyệt, Phan Thị Nam Đông và Khuất Thị Định) vì có thành tích "Hành động dũng cảm tố cáo hành vi sai phạm tại BV Đa khoa Hoài Đức", đại diện lãnh đạo Sở Y tế cũng rất vội vã, gượng gạo.

Nó vội vã đến mức cả người trao và người nhận không kịp chụp chung một bức ảnh lưu niệm. Không chỉ không có hoa tươi, trong lời phát biểu của lãnh đạo BV Đa khoa Hoài Đức còn không có những từ tối thiểu trong một buổi lễ tương tự như "cảm ơn, tôn vinh" dành cho những con người dũng cảm này.

Càng buồn hơn, những người nhận giấy khen cũng không được dành cho ít phút trên sân khấu để chia sẻ những cảm xúc của mình. Thậm chí, khi cố gắng nán lại hội trường theo lời đề nghị của báo giới, chị Nguyệt còn bị nhắc nhở phải nhường chỗ cho… buổi họp giao ban của bệnh viện!

Và càng buồn hơn gấp bội, khi kèm với giấy khen là phần thưởng… 320 ngàn VND.

Đành rằng khen thưởng phải theo qui định nhưng 320 ngàn đồng, nói gì thì nói, với những việc “đặc biệt” như vậy mà mức thưởng chỉ đủ để mua… hơn 10 bát phở loại trung bình (30 ngàn VND/bát) có gì đó như sự hài hước và... giễu cợt.

Xin không so sánh với những câu hỏi có trị giá lên đến hàng chục triệu đồng trong các trò chơi giải trí trên truyền hình hay các cuộc thi người đẹp, thời trang hay âm nhạc.  

Đành rằng những người chống tiêu cực không có mục đích giành phần thưởng nhưng hành xử thế này, ai còn dám (và muốn) chống tiêu cực nữa?


Bùi Hoàng Tám

Xem thêm:

No comments:

Post a Comment