Friday, December 4, 2009

Tự sự đầu đông


Thu đến, thu đi, đông lại về. Cái lạnh đầu mùa khiến lòng người nao nao. Kẻ đa sự thêm phần đa cảm ...

Ngày xưa, lão thi sĩ Lưu Trọng Lư mò đâu ra hình ảnh tuyệt đẹp "con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô ..." chứ mẫm thời buổi này, từ xuân hạ thu đông, từ sáng tối bình minh hoàng hôn .., đều mù mịt khói bụi, đều nháo nhác người xe, bịt bùng không gian sống ...

Khoác chiếc áo lạnh sắm từ vài năm trước, dạo bước trên đường ... Bó tay tìm mãi chẳng ra một nơi nào thật sự nguyên vẹn tinh khiết tĩnh lặng ở thành phố "hiện tượng" Miền trung này ... Châm một điều thuốc, ghé quán nhỏ ven đường, nuốt vội vài chén rượu, nhả khói nhìn trời mây ... ngẫm nghĩ ... từ từ say ...

Đôi tình nhân đùa giởn trên đường, vui đấy, buồn đấy, cười đấy, nhăn đấy... Gần nữa đời người chọn cách sống vô tâm, cô đơn ghẹo bướm chọc hoa, ai dè, lại vương vấn... điên điên tỉnh tỉnh. Éo le con số 2, con số khiến bao kẻ tự cho mình là khôn ngoan tỉnh táo làm phép cộng trừ nhân chia, sự ngu ngốc bản năng của nó coi con số chỉ là lời nói dối ngọt ngào nhất trên đời. Lá đã rụng theo gió cuốn đi ...

Nhìn ông lão, bà lão chơi đùa với những cô bé, cậu bé ... con hàng xóm. Thằng con bất hiếu bối rối gãi đầu, gãi tai... Khốn nạn cái thứ con người, thằng cu chống gậy hay cảm giác yên tâm con cái mình yên bề gia thất ... khiến muôn kẻ đảo điên, điên đảo. Niềm vui, nổi buồn quá thật! Làm gã Tỳ Kheo đâu dễ...

Ái ân mặn nồng ... đợi một thời gian nhé?. Yêu ... là thế!
Hoàn cảnh, hoàn cảnh, hoàn cảnh... Bên tình, bên hiếu, bên mình ... nặng nhẹ ai dám cân đo đong đếm ...

Mùa cưới lại về, cô dâu chú rể rộn ràng. Lão thầy bói xem giờ xem ngày thế nào ... mà nó nhận giấy báo nợ đến 5 đám cùng một buổi. Rỗng túi, rỗng tình... Vài ba năm sau lại thấy chúng nó kéo ra tòa ly dị ...
Đúng là bói!

Chờ thì chờ .., bất hiếu thì bất hiếu .., cô đơn thì cô đơn ...
Châm tiếp điếu thuốc, lảo đảo đi về... lạnh buốt tim!
..,
lảo đảo..,
ngước lên trời cao..,
văng tục thật to: ... đ... é... o ... c... ư... ớ... i...


MP
04/12/2009

Xem thêm:
- Thấy những gì qua những giọt nước mắt
- Sự thịnh vượng hoang đường

Friday, July 31, 2009

Đại học tiêu chuẩn quốc tế?

Đọc bài " Đà Nẵng xây đại học 'tiêu chuẩn' quốc tế " trên BBC mà giật cả mình, ôi những nhà lãnh đạo Đà Nẵng nhìn xa trông rộng, luôn đi trước thiên hạ... Nhưng mà cái gần nhất, sát nhất thì họ không nhìn thấy...
Để có miếng đất 50 ha ở Hòa Vang tậu trường thì đó là điều có thể.., để có khoản tiền 100 triệu USD vay từ Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) thì cũng là điều có thể.., để có giáo sư tiêu chuẩn quốc tế về dạy cũng lại là điều có thể..!

Nhưng cái không thể ở Đà Nẵng nói riêng này và cả miền Trung khốn khó nói chung kia, là có vơ vét, là có lùng sục khắp hang cũng ngõ hẽm cũng không thể nào tìm kiếm được đủ lực lượng sinh viên đạt "tiêu chuẩn" quốc tế để học...

Muốn có sinh viên đạt tiêu chuẩn quốc tế, thì trước tiên, phải có mầm non, mẫu giáo đạt tiêu chuẩn quốc tế, phải có tiểu học, trung học đạt tiêu chuẩn quốc tế. Không phải cái gì "phịa" ra cũng được, đừng xây nhà trên nóc nữa các ông àh!

Thưa các vị lãnh đạo đáng kính của Đà Nẵng, có khi nào các ông ngồi uống trà và ngẫm nghĩ về chính bản thân các ông, rồi giật mình thảng thốt, tài "lãnh đạo" của mình đã đạt "tiêu chuẩn" quốc tế chưa nhĩ!

Con diều nó bay thiên hạ ngắm nhìn, các ông mà "bay" thiên hạ cười ra nước mắt đấy ạh!

MP

P/s: Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói qua tham khảo bài viết mới đây của hiệu trưởng đại học Harvard, có ba điều cốt lõi của đại học - mà Việt Nam chưa làm được.
“Đại học là nơi thu hút tinh hoa, kể cả những người nghèo không có điều kiện đi học, cũng phải cấp tiền cho họ học. Nó là cục nam châm thu hút tất cả nhân tài,
“Điều thứ hai đại học là nơi giải quyết các điều khoa học bức xúc của đất nước, là nơi khám phá khoa học mới,
“Điều thứ ba là nơi phản biện những điều đất nước cần phản biện. Nếu như chính khách không nói được thì đại học phải nói lên những trăn trở một cách rất độc lập.



Wednesday, July 29, 2009

Điều lớn nhất


Hôm 26-7, tại Đà Nẵng, một công ty địa ốc đã cho khởi công tòa nhà “cao nhất miền Trung”. Một tuần trước đó, 19-7, ở đây cũng vừa khánh thành “cầu dây võng dài nhất Việt Nam”. Không chỉ riêng Đà Nẵng, Hà Tĩnh có “nhà máy thép to nhất”; Thái Nguyên có “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất”; Thủ đô Hà Nội cũng vừa “khởi công đường cao tốc dài nhất Việt Nam” và mới đây có thêm “dự án nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á”…

Nhà máy “lớn nhất khu kinh tế Vân Phong”, STX Vina, vừa phải xin chậm triển khai. Thái Nguyên cũng đã phải chấm dứt giấc mơ “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất” vì nhà đầu tư “không chứng minh được khả năng huy động tiền”. Đường “cao tốc dài nhất Việt Nam”, Nội Bài – Lào Cai, tuy đã “khởi công” vẫn chưa đủ vốn. Cho dù, Bộ Tài chính đã giảm lượng trái phiếu phát hành lần đầu, từ 1.500 tỷ xuống còn 500 tỷ, cuộc đấu thầu hôm 27-5 vừa qua vẫn “không thành công”.

Tại công trường xây dựng tòa nhà Keangnam “cao nhất Việt Nam” ở Thủ đô, liên tiếp trong hai ngày, 21 và 22-7, có 4 công nhân chết vì rơi từ tầng 13 và 15 khi đang thi công. Cũng ngày 21-7, ở Hạ Long, trong lễ hạ thủy tàu Victory Leader, con tàu “đóng mới hiện đại nhất Việt Nam”, hàng loạt quan khách đã phải “đứng bật dậy hốt hoảng”, hàng trăm công nhân phải “chạy nháo nhào” vì con tàu đã phá tung dây cáp néo, lao mình xuống nước, “tự ý hạ thủy” sớm hơn dự kiến.

Các tai nạn nói trên đều xảy ra một cách tình cờ, nhưng nó cũng cho thấy, không có cái gì cao to hiện đại mà lại không “nền móng”. Ở công trường Keangnam, chỉ tới tầng thứ 13, tính chuyên nghiệp đã bắt đầu bộc lộ. Sự cố con tàu Victory Leader cũng như một lời nhắc nhở, Việt Nam chỉ là người gia công cái vỏ. Một nền công nghiệp không thể được xây bằng “vay”, cả chuyên môn và kể cả bạc tiền.

Đầu tháng 7 vừa qua, cũng có không ít người “nôn nao” khi nghe nói mình đang sống trong một quốc gia được xếp hàng thứ 5 thế giới về hạnh phúc. Đây là bảng xếp hạng theo cách nhìn của một nhóm nghiên cứu độc lập ở Anh, NEF, theo đó chỉ số này chỉ cao khi so mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân với mức độ tiêu hao tài nguyên. Cùng bằng lòng với mức độ như nhau, nhưng nơi nào ở nhà lầu, đi xe hơi thì nơi đó… ít hạnh phúc hơn. Chỉ số thỏa mãn về cuộc sống của Việt Nam rất thấp, chỉ khá hơn nhóm Châu Phi, nhưng, như cách nói của một blogger, Việt Nam vào top 5 vì Việt Nam hạnh phúc theo kiểu: “ông lão chụm củi, tỏa khói lam chiều, trong khi bà lão đang tắm suối”.

Thực ra, cho dù báo chí không thông tin đầy đủ thì người dân vẫn biết rõ mình có đang hạnh phúc hay không. Những cái nhất mà một số địa phương, một số doanh nghiệp cố gắng khuếch trương và được báo chí tung hô, rất nhanh chóng bộc lộ sự thật. Hẳn, cho đến nay, không mấy ai quên câu chuyện hai chiếc chiếc bánh chưng, bánh dày đem dâng lễ Vua Hùng hôm 10-3-2008. Hai chiếc bánh được làm to kỷ lục, nhưng bánh chưng thì bị “lên men”, bánh giầy thì, bên trong, được làm bằng… mút xốp.

Hôm qua, 26-7, tại Đà Nẵng, một công ty địa ốc đã cho khởi công tòa nhà “cao nhất miền Trung”. Một tuần trước đó, 19-7, ở đây cũng vừa khánh thành “cầu dây võng dài nhất Việt Nam”. Không chỉ riêng Đà Nẵng, Hà Tĩnh có “nhà máy thép to nhất”; Thái Nguyên có “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất”; Thủ đô Hà Nội cũng vừa “khởi công đường cao tốc dài nhất Việt Nam” và mới đây có thêm “dự án nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á”…


Nhà máy “lớn nhất khu kinh tế Vân Phong”, STX Vina, vừa phải xin chậm triển khai. Thái Nguyên cũng đã phải chấm dứt giấc mơ “dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất” vì nhà đầu tư “không chứng minh được khả năng huy động tiền”. Đường “cao tốc dài nhất Việt Nam”, Nội Bài – Lào Cai, tuy đã “khởi công” vẫn chưa đủ vốn. Cho dù, Bộ Tài chính đã giảm lượng trái phiếu phát hành lần đầu, từ 1.500 tỷ xuống còn 500 tỷ, cuộc đấu thầu hôm 27-5 vừa qua vẫn “không thành công”.

Tại công trường xây dựng tòa nhà Keangnam “cao nhất Việt Nam” ở Thủ đô, liên tiếp trong hai ngày, 21 và 22-7, có 4 công nhân chết vì rơi từ tầng 13 và 15 khi đang thi công. Cũng ngày 21-7, ở Hạ Long, trong lễ hạ thủy tàu Victory Leader, con tàu “đóng mới hiện đại nhất Việt Nam”, hàng loạt quan khách đã phải “đứng bật dậy hốt hoảng”, hàng trăm công nhân phải “chạy nháo nhào” vì con tàu đã phá tung dây cáp néo, lao mình xuống nước, “tự ý hạ thủy” sớm hơn dự kiến.

Các tai nạn nói trên đều xảy ra một cách tình cờ, nhưng nó cũng cho thấy, không có cái gì cao to hiện đại mà lại không “nền móng”. Ở công trường Keangnam, chỉ tới tầng thứ 13, tính chuyên nghiệp đã bắt đầu bộc lộ. Sự cố con tàu Victory Leader cũng như một lời nhắc nhở, Việt Nam chỉ là người gia công cái vỏ. Một nền công nghiệp không thể được xây bằng “vay”, cả chuyên môn và kể cả bạc tiền.

Đầu tháng 7 vừa qua, cũng có không ít người “nôn nao” khi nghe nói mình đang sống trong một quốc gia được xếp hàng thứ 5 thế giới về hạnh phúc. Đây là bảng xếp hạng theo cách nhìn của một nhóm nghiên cứu độc lập ở Anh, NEF, theo đó chỉ số này chỉ cao khi so mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân với mức độ tiêu hao tài nguyên. Cùng bằng lòng với mức độ như nhau, nhưng nơi nào ở nhà lầu, đi xe hơi thì nơi đó… ít hạnh phúc hơn. Chỉ số thỏa mãn về cuộc sống của Việt Nam rất thấp, chỉ khá hơn nhóm Châu Phi, nhưng, như cách nói của một blogger, Việt Nam vào top 5 vì Việt Nam hạnh phúc theo kiểu: “ông lão chụm củi, tỏa khói lam chiều, trong khi bà lão đang tắm suối”.

Thực ra, cho dù báo chí không thông tin đầy đủ thì người dân vẫn biết rõ mình có đang hạnh phúc hay không. Những cái nhất mà một số địa phương, một số doanh nghiệp cố gắng khuếch trương và được báo chí tung hô, rất nhanh chóng bộc lộ sự thật. Hẳn, cho đến nay, không mấy ai quên câu chuyện hai chiếc chiếc bánh chưng, bánh dày đem dâng lễ Vua Hùng hôm 10-3-2008. Hai chiếc bánh được làm to kỷ lục, nhưng bánh chưng thì bị “lên men”, bánh giầy thì, bên trong, được làm bằng… mút xốp.

Những: tô cháo lớn nhất, chiếc bánh to nhất, cho đến nồi nước phở kỷ lục… không mang lại cho cuộc sống thêm bao nhiêu giá trị nhưng đem lại nhiều cảm giác kệch cỡm. Những dự án lớn nhất, những tòa nhà cao nhất… chỉ có ý nghĩa khi nó hiện thực và bắt nhịp được với trình độ phát triển. Cho dù những cây cầu dài, những tháp nhà cao có thể tạo ra những hình ảnh sừng sững trên bìa báo, vấn đề là người dân có bao nhiêu cơ hội để thực sự ngước lên, để quên lụt lội, khói bụi, lô cốt…

Huy Đức

P/s: Những: tô cháo lớn nhất, chiếc bánh to nhất, cho đến nồi nước phở kỷ lục… không mang lại cho cuộc sống thêm bao nhiêu giá trị nhưng đem lại nhiều cảm giác kệch cỡm. Những dự án lớn nhất, những tòa nhà cao nhất… chỉ có ý nghĩa khi nó hiện thực và bắt nhịp được với trình độ phát triển.

Friday, May 15, 2009

Nhìn đất nước từ cảm nhận thành phố nhỏ bên sông Hàn

Chào mừng bạn đến với Phuocbeo Blog!



Có một nhà báo viết trên ViêtNamnet một câu vè: "Mong ông công tác dài lâu/ Để ông xây tiếp vài cầu cho dân" để ca ngợi một ông Chủ tịch TP. Từ đó, tôi hiểu rằng, nhà báo cũng có dăm bảy nhà báo. Có lẻ, tôi còn nhỏ tuổi, nhưng tôi cam đoan chắc rằng, từ khi tôi sinh ra đến nay đã hơn 30, đã đi khắp hang cùng ngỏ tận của thành phố biển này, chưa nghe ai đọc câu vè này cả, cái tôi được nghe là: "Trời cũng Thanh, Đất cũng Thanh"
Nhìn lại quá khứ, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang .., là một trong những thành phố lớn trước giải phóng, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ, dân trí tương đối tốt. Sau giải phóng, Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc tỉnh QN-ĐN, chính vì thế, muốn phát triển nó, phải song song với sự phát triển của Quảng Nam, đó là sự suy nghỉ trăn trở của nhiều vị lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ, khó khăn của các huyện miền núi luôn đè nặng lên vai. Ngày 01/01/1997, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc TƯ, tách ra một Quảng Nam khốn khó để chuyển mình thay đổi . Không phủ nhận vai trò ông Thanh, nhưng so với các tỉnh lân cận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, ông ta may mắn hơn các lãnh đạo của các tỉnh đó nhiều . Với số dân dưới một triệu, đa số sống ở thành thị, có nền tảng tri thức, vốn ngân sách như nhau, địa hình nước non đẹp, sự thuận lợi này không phải ai cũng có được.

 Thế là, Đà Nẵng chuyển mình bằng việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị ... Cái dể cho họ thấy nhất là hình thức bên ngoài, cái thất thoát cao nhất là xây dựng cơ bản, thật cao thủ. Cầu sông Hàn không thể so sánh với Tràng Tiền về cái đẹp, cũng không thể so sánh với Mỹ Thuận về độ hoành tránh và hiện đại, nhưng nó là biểu tượng của Đà Nẵng bởi một giai thoại khác. Khi vừa khánh thành xong, có 2 nhân vật nổi tiếng phải ra Hà Nội, ông Giám đốc một công ty xây dựng (tầm cở quốc tế duy nhất lúc đấy ở VN) bị di lý để điều tra và ông Giám đốc công an chuyển công tác lên Bộ. Phiên toà đã được xử, trong các tội của ông Giám đốc xây dựng kia, có tội hối lộ, nhưng nhân vật nhận hối lộ không 'xuất hiện' . Có lẻ, nhân vật ấy là "ma quỷ" nên thoát được "lưới trời" . Hy vọng, cái chết trước không đau đớn bằng cái chết sau. 

Dẹp yên "phiến loạn", gặp thời quả bong bóng thị trường đất đai, địa ốc ... Đà Nẵng tập trung lên sơ đồ quy hoạch, con đường, điện, nước .., thế là những nền nhà hình chữ nhật hình thành nên với giá ngày sau cao hơn ngày trước . Người dân đang trong hẻm trở thành mặt tiền, họ "thờ sống" người chỉ đạo. Người dân được đền bù, giải toả thì có một số tiền mặt trong tay, họ sắm sửa, ăn nhậu ...Cái điều cơ bản là "chuyển đổi nghề nghiệp" thì họ lại mạo hiểm đánh đố với chính bản thân mình và bởi chính những đồng tiền nhỏ nhoi trước mắt, họ mơ hồ sự thất nghiệp trong tương lai. Rồi, luật đất đai chưa được rõ ràng, chính sách chưa được minh bạch, một số kẻ cơ hội phất lên, người thiệt thòi thì kiện tụng, kiện địa phương không được thì ra trung ương, khiếu kiện kéo dài.

 Hai ông trong Bộ chính trị thời ấy là Trương Quang Được và Phan Diễn từng làm bí thư Đà Nẵng.

 Theo đà bong bóng địa ốc, đất đai, người dân rủng rỉnh tiền bạc, cán bộ rủng rỉnh tiền bạc, nhậu trở nên nổi tiếng ở Đà Nẵng. Quán nhậu mọc khắp nơi, đủ mọi kiểu . Có người nói, Đà Nẵng nhậu nhất nước, người đứng đầu TP phản bác là chưa tổ chức thi sao biết là nhất. Gớm! thấy đã khiếp rồi, ai dám thi, mà tâm lí người đời, chẳng ai đầu tư thời gian chế tạo một cái đồng hồ rồi đem thi thố với đồng hồ Thụy Sĩ.

Chỉnh trang đô thị, cơ sở hạ tầng, Đà Nẵng phát triển du lịch, dịch vụ. Công viên nước được xây dựng, rùm beng được mấy ngày, bây giờ vắng hoe, báo lổ. Sài Gòn làm công viên nước vì người dân họ muốn tắm biển phải xuống Vũng Tàu, Phan Thiết, đã thế dân họ đông, cách đầu tư quy mô và chuyên nghiệp. Đằng này, chỉ cần thấy người dân ĐN trong những buổi chiều hè ở biển là đủ hiểu. Ngồi trên cáp treo ngắm Bà Nà, bé tẻo tẻo, khu du lịch công doanh thì điều hiu, khu du lịch tư doanh thì loè loẹt, màu mè, nghe đâu đã chuyển sang chủ khác, mong ông chủ mới có cái gì đó hay ho hơn.

Trên Bà Nà, phát hiện một tượng Phật thật to, xuống Hoà Minh, thấy một tượng Phật rất to, lên Sơn Trà lại một tượng Phật quá to, du chơi Non Nước cũng một tượng Phật to. Phật khuyên đừng sân si, sao người ta lại tạo Ngài mỗi lúc mỗi to. Ông trưởng Hội Mỹ Thuật Đà Nẵng, ông học chuyên ngành Tạo hình, sao ông không có đề xuất gì để Đà Nẵng có một Tượng xứng tầm.

Dọc theo con đường Sơn Trà Điện Ngọc, toàn là rì- sọt, khách sạn, nhiều khủng khiếp, nhiều đến tận Hội An. Và con đường ven biển ấy không làm sao nhìn thấy biển được, một bức tường vô cảm và phản cảm đã được xây lên, kéo dài qua tỉnh bạn. Các khu du lịch đấy được "sở hữu" vài chục năm trở lên, có nghĩa là người dân không thấy biển trong vài chục năm, và có lẻ... vài chục năm cũng có thể là đời người. Biết bao làng chài đã được đánh đổi cho nó.

Bác taxi tại sân bay Đà Nẵng nói rằng, khách du lịch xuống sân bay thường đón xe đi Huế hay Hội An luôn, họ nói, buổi tối ở Đà Nẵng buồn và tẻ nhạt lắm. Đúng thật, thành phố du lịch gì mà lâu lâu mới thấy một ông Tây, thỉnh thoảng mới xuất hiện một bà Tàu.

Để quản lí trật xã hội, công an thôi chưa đủ, một lực lượng gọi là Thanh niên xung kích, tuyển chọn chủ yếu từ bộ đội nghĩa vụ xuất ngũ, hùng hùng hổ hổ một thời. Bây giờ, chẳng thấy tăm hơi. Nhiều người đến Đà Nẵng ngạc nhiên thấy không có ăn xin, đúng rồi, rác đã vứt qua hàng xóm láng giềng, tuy không thấy rác, nhưng mùi hôi thối thì cùng ngửi chung.

Đã nói đến hôi thối, là nói đến môi trường . Chi không biết bao nhiêu tiền để xử lí nước thải, sao mà biển cứ hôi. Có lẻ, tiền mua hoá chất tốn quá, đóng van . Rồi cái chuyện cây xanh, đường Nguyễn Văn Linh thì nồng nặc hoa sữa, đường Nguyễn Tất Thành thì trơ trọi, xác sơ, đường Lê Lợi thì có thân mà không có lá, trong khi Đà Nẵng thiếu cây xanh trầm trọng, đang tiến hành một dự án hành chục tỉ đồng cho cải tạo cây xanh. 

Cuộc họp Hội đồng Nhân dân TP mới đây, chỉ có vài vị phát biểu, còn lại, ngồi im re. Chủ toạ cười thì cười theo, chủ toạ "nhăn" thì cúi mặt. Mà đúng là Đà Nẵng ít "tiêu cực" thật, đến nổi các vị đại biểu nhân dân ngồi lắng nghe chủ toạ nói chuyện về sân gôn gần nữa tiếng. Chủ toạ khoe là có một bộ gậy gôn nhưng không dám chơi, sợ bị "nghiện", thật khôi hài, tất cả các lãnh đạo VN sống chân chính bằng đồng lương thì sao có thể đủ tiền chơi gôn được .Người ta làm sân gôn để kinh doanh, chẳng lẻ xin chơi chùa.

Muốn phát triển mạnh hơn nữa, Đà Nẵng có chính sách thu hút người tài, nhưng "người tài lại cứ tạt ngang" như một tờ báo đã nhận định. Trước khi cầu tài thì bản thân mình phải cầu thị . Ai đời, một đội bóng đá lại sợ ông chủ tịch hơn là HLV, ai đời, một chủ tịch lại ra sân chỉ đạo đội bóng thay cho HLV. Vị HLV đó chuyển sang làm việc cho Bình Dương và giúp cho đội bóng này 2 cúp vô địch liên tiếp. Tài thì không biết tới đâu, nhưng tuỳ hứng và thiếu chuyên nghiệp thì quá rõ.

Quốc hội vừa họp xong không lâu, báo đài được bắn tin, Đà Nẵng xin bầu Trực tiếp Chủ Tịch thành phố. Hết pháo hoa, đi bộ, rồi đến bầu trực tiếp, hãy giải quyết được mối quan hệ giữa một Chủ tịch dân bầu không Đảng và Thành uỷ rồi hãy phát ngôn. Nhà văn Đào Hiếu gọi đây là "Bánh vẽ".

Rạp hát Trưng Vương củ bị phá bỏ khi đang ở độ tuổi đôi mươi, rạp Trưng Vương mới với kiến trúc mới không biết hưởng dương bao nhiêu tuổi. Cây cầu Thuận Phước chưa xong, hai cầu khác lại tiếp tục tiến hành.

Còn vài ngày nữa là tết con Trâu, một cuộc đình công của công nhân đã diển ra trên địa bàn TP, họ chưa nhận được tiền lương tháng 13.

Chuyện không hay còn rất nhiều, chuyện hay thì báo, đài đã dành hết. Hậu cầu sông Hàn đang diển biến phức tạp. Bong bóng bất động sản bay rồi đến ngày cũng nổ tung hoặc xì hơi. Đà Nẵng đường xá đã đẹp hơn, đã có cao ốc, siêu thị, có nhiều người sắm xe ô tô, biết ăn ngon mặc đẹp, nhưng nền tảng của sự bất ổn đang được chôn bởi một lớp cát mỏng. Thiên tai, mưa bão sẽ làm lộ ra ngay.

Ngày cuối năm Mậu Tí, nhìn đất nước từ cảm nhận thành phố nhỏ bên sông Hàn.

MP

Xem thêm:
- Khôn khéo ngụy biện lấn át thiện tâm
- Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính



Thursday, April 2, 2009

Tản mạn về gái một con




Nó chơi với Huyền từ nhỏ, Nó hiểu Huyền và Huyền hình như cũng hiểu Nó... Thời gian dài theo tình bạn...

Trôi nổi với bao mối tình, Huyền đến với Sinh, khi cả hai quyết định đi đến hôn nhân. Huyền hỏi Nó thấy thế nào?
Nó nói: "Mày suy nghĩ kỉ chưa, tao thấy có gì không ổn"...

Đám cưới. Huyền sinh cho Sinh một thằng cu, mọi người ai cũng mừng cho đôi vợ chồng trẻ. Nhưng chuyện đời không như mình mơ ước, cái chất đàn ông ở Sinh là "thuốc gây nghiện" của bao cô gái trẻ, chức Kế toán trưởng một công ty nhà nước khiến Sinh không thể thiếu trong các phi vụ làm ăn, tiệc tùng và gái...

Ăn bánh trả tiền là cách ăn nói của những thằng đàn ông bất tài. Đối với Sinh, để con gái lao đầu vào mình một cách không vụ lợi là sở trường. Vụng trộm, chăn chiếu là chuyện như cơm bữa.., nhưng bất hạnh ở chổ, Sinh lại rung động...

Ly dị là cứu cánh, Huyền nhận nuôi con, đôi khi "mèo mỡ" một tí cho có hơi... Nhìn thằng bé 3 tuổi vô tư nói cười, lúc bên ba, lúc bên mẹ, lúc bên ngoại, lúc bên nội... mà phảng phất nổi chua chát tương lai.
...
Bất quá, bất hiện, bất tương. 
Nó chôn vùi cuộc đời Nó trong điên loạn, lấy men làm bạn, lấy say làm vui, lấy bản năng làm lẻ sống.., Nó gặp Xin và Dung trong một quá bar nhạc sống...

Mặc cho cái bọn Phi-líp-pin đang hô hố trên sân khấu, bọn tiếp viên lăng xăng chờ tiền bo... Nó không quan tâm, Nó đéo thích âm nhạc và chẳng cần âm nhạc, Nó chỉ nghĩ đến bia và ngắm gái, Nó ngắm Xin và Dung, hai khuôn mặt xinh xắn nhưng tướng lý thì có vẻ không được ổn lắm!

...
Xin có một đôi mắt đẹp và khuôn mặt thiên thần, nhưng đôi gò má cao và thân hình nhỏ là một điều không công bằng. Bất hạnh từ đó chăng?

Xin sinh ra ở chợ, lớn lên ở chợ, và chợ dạy Xin mọi thứ... Ca dao nói: " Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân", ở cái thời bình này, " chốn ba quân" thì khó chứ " chợ " thì nhiều. Chồng của Xin là một người may mắn như thế!

Chồng Xin lái xe đường dài. Cũng không biết từ bao giờ đã thành lệ, lái xe đường dài thường "lắm vợ", người ta bảo con rơi, con rớt dọc đường là vậy... Chồng Xin không phải là bất quy tắc, " vũ trường đó có em đây " đã phá vỡ hạnh phúc của Xin. Thu nhập của chồng Xin chia làm hai tài khoản, một cho mẹ con Xin, một cho ả ca ve đó...

Xin ly dị chồng được hai năm, thằng con trai đã được bốn tuổi. Ngày ngày bán buôn ở chợ, tối tối thỉnh thoảng gặp gỡ tâm tình với bạn bè. Nổi cô đơn đượm buồn trên nét mặt, còn chuyện ấy thì Nó chưa tìm hiểu! Đứa trẻ thỉnh thoảng cũng được gặp cha, nó chưa đến tuổi để phải hiểu bất hạnh là gì!

...
Dung thì khác, cao ráo, trắng trẻo, cặp kính tri thức thổn thức bao đấng mày râu... nhưng lại có thói quen hay nhíu mày, giọng nói khàn phá cách. Bất hạnh từ đó chăng?

Từ phố núi cao, phố núi đầy sương xuống thành thị học đại học. Như bao sinh viên nghèo khác, kiếm thêm thu nhập là điều luôn cần thiết. Dạy thêm, làm văn phòng.., là một môi trường tương đối thuần khiết và bình dị, đằng này, Dung chọn công việc đứng quầy ở sàn nhảy...

Đèn mờ vũ trường luôn là con dao hai lưỡi, chốn ăn chơi kia không có chổ cho những kẻ yếu tim, mà cái xấu bao giờ cũng dễ thẫm thấu hơn là điều tốt, phút chóc hình thức bề ngoài che hết mọi thú tính bên trong...

Chồng Dung là một anh thợ làm nhôm, tập đoàn bún thịt nướng đầy " thương hiệu" của gia đình đủ trang bị cho anh ta thành một tay phong lưu sát gái thứ thiệt. Săn sinh viên chưa đã, anh ta săn luôn cả gái làm uốn tóc gội đầu, săn người ta thì người ta săn lại...

Dung bắt tại trận chồng ngoại tình. Thế là tan cửa nát nhà, ra toà chia tay. Dung nhận nuôi đứa con gái duy nhất của cuộc hôn nhân này!

Thuê nhà ở riêng, làm tạm ở tại một shop áo quần, chờ vận may mới... Đã lâu không gặp con, bé được gởi lên ông bà ngoại trên Tây Nguyên, nhìn khuôn mặt con gái qua chiếc điện thoại cầm tay, Dung nỗi niềm chan chứa...

Cô con gái bốn tuổi cứ tưởng bố mẹ mình đi công tác xa, nó cười đùa với ông bà ngoại ở phố núi đầy sương, sương lại mờ nụ cười cô bé.

...
Gái một con trông mòn con mắt.., mòn con mắt của những thằng "thèm gái" như Nó và... cũng mỏi mòn con mắt của những cô gái bất hạnh kia, mỏi mòn trông chờ hạnh phúc. Người tốt đâu phải dể tìm.

Trước khi làm đám cưới, các cô gái kia đã cẩn thận đi xem ngày giờ để tránh những điều bất hạnh. Khi điều bất hạnh xảy ra, các cô lại đi xem bói, cúng chùa... để mong tai qua nạn khỏi. Sự đời cứ thế tiếp diễn, buồn cười cho cái gốc sân si...

Sống bản năng khác với thích gì làm nấy...
Nếu đến lúc hết thích thì... đạp đổ à! Khốn nạn lắm thay...


MP


Xem thêm:
- Tự sự đầu đông


Wednesday, March 4, 2009

Căn bệnh mãn tính

Chào mừng bạn đến với Phuocbeo Blog!



Mãn tính là kéo dài và diễn biến chậm...



* Nước Mỹ và Đài Á Châu Tự Do

 Đài RFA ( Á Châu Tự Do ) có trụ sở tại Mỹ, phát thanh tại các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Miến Điện, Tây Tạng, Trung Quốc, Bắc Hàn. Ngoài Campuchia, tất cả các nước còn lại đều có biên giới chung với Trung Quốc !?

Tôi hỏi một anh bạn là Việt Kiều, đài RFA như thế nào? Bạn tôi nói là công tâm, khách quan. Tôi hỏi tiếp là tại sao chỉ phát thanh ở các nước đó? Bạn tôi nói các nước đó thiếu dân chủ, tự do...

Như thế, nước Mỹ đang vô tư làm một công việc tốt? Vậy ở Châu Phi nghèo khổ kia, sẽ có một cái Đài Phi Châu giàu có; ở Nam Mỹ với phong trào Cộng sản Mới đang lên cao của những người cầm quyền cánh tả, chống đối Mỹ kịch liệt sẽ có Đài Nam Mỹ Tư Bản; và tại Châu Âu phồn thịnh, dân chủ, người dân luôn cổ suý cho hoà bình nhân quyền, không muốn cùng Mỹ đem quân đi "thí mạng" để tìm kiếm "dân chủ" ở mọi nơi trên thế giới sẽ có Đài Âu Châu Đồng Minh ?..

Đừng nghĩ nước Mỹ " nhân đạo" đến như thế .., nhưng thôi, đó là câu chuyện của nước Mỹ!

 * Trung Quốc và mộng bành trướng
 Dân Trung Quốc cũng như mọi người dân trên thế giới, yêu hoà bình, ghét chiến tranh. Lịch sử Trung Quốc là những cuộc nội chiến kéo dài liên miên, dân tộc Hán không phải giỏi đánh nhau lắm, họ đã từng bị các dân tộc nhỏ như Mông Cổ, Mãn Thanh... thống trị. Bản thân Trung Quốc đã từng là " chiếc bánh ngon" cho các nước Châu Âu xâu xé hay Nhật Bản chiếm đóng...

Dân Trung Quốc rất tôn trọng Rồng, một con vật tưởng tượng trong dân gian mang tính linh thiêng, phồn vinh, thịnh vượng. Nhưng muôn thủa, những nhà cầm quyền Con Rồng "giấy" ấy luôn nuôi dưỡng ảo tưởng Đại Hán, mộng bành trướng, họ "gậm nhắm" tất cả những gì có thể, sức mạnh của họ là nước lớn, dân đông, nền văn hoá lâu đời, chiếc nôi thế giới.., và đó cũng chính là điểm yếu của họ!

Khi những cột mốc biên giới đường bộ Trung Quốc, Việt Nam được cắm xong. Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Bải Tục Lãm... để dành một trang trống cho lịch sử phán xét. Vấn đề biển Đông không phải người dân Việt Nam nào cũng hiểu, căn cứ quân sự hùng mạnh ở Hải Nam, đánh chiếm Hoàng Sa 1974 và chiến dịch "nuốt trọn" Trường Sa đang định hình...

Hiện tại, những người lãnh đạo ở Việt Nam chưa ai đủ tài và đủ can đảm để giải toán sòng phẳng vấn để biển Đông. Cần một cái nhìn thực tế, huy động toàn bộ sức dân và... hy vọng vào ý thức của hậu nhân. Thiên tài không phải ngày một ngày hai là có được...

Lịch sử khiến người dân Việt Nam hiểu "chân tơ kẻ tóc" người Trung Quốc.., và đó là điều không bao giờ được chủ quan!

* Bắc Triều Tiên-Công nghệ Hạt nhân và thiếu lương thực
Lãnh tụ Kim Nhật Thành luôn được nhân dân Bắc Hàn tôn sùng, những nơi ông ta từng đặt chân đến đều hầu như trở thành nhà lưu niệm, di tích lịch sử... Nhưng cuối đời, công việc ông ta nghĩ đến là việc trao quyền lực cho con cái, và bây giờ, Kim Jong-Il cũng đang nghĩ đến. Nó gợi nhắc hình ảnh của chế độ phong kiến xưa kia, thay vì chọn người tài để giúp nước thì cái mà họ nghĩ đến là duy trì và cũng cố quyền lực...

Thế giới biết đến Bắc Triều Tiên là công nghệ Hạt Nhân và thiếu lương thực. Quốc phòng là một trong những điều quan trọng nhất ở một quốc gia, nhưng để nhân dân sống một cách khổ sở, thiếu thốn.., để dồn tâm, dồn trí cho Vũ khí giết người hàng loạt kia thì là điều đáng suy nghĩ. Thiếu lương thực đồng nghĩa là dân đói, đã đói thì sẽ thủng, thủng tinh thần, thủng vật chất, thủng văn hoá... đến thủng môi trường sống, thủng quyền được sống!

Dân Bắc Triều Tiên sẽ giải quyết bài toán của họ!

* Việt Nam-Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Dân làm chủ
Dân là chủ, cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Thế mà, khi người dân muốn giải quyết bất kì một công việc gì tại các cơ quan nhà nước, thì việc đầu tiên là phải có cái " Đơn Xin... ", vô lí, chủ sao có thể "xin" đầy tớ được... Thôi đành mượn lời một bài viết đăng trên VietNamnet:

"...
Sự sỡ hãi sẽ gây đau đớn cho bất kì ai muốn duy trì một vị trí mà không xây dựng cho vị trí đó. Thông thường, các mối quan hệ bị tàn lụi vì người lãnh đạo muốn giữ quyền lực cho riêng mình, chứ không phải khi anh ta muốn chia sẻ quyền lực hay vì lợi ích của những người dưới mình. Phong cách lãnh đạo thứ hai là lãnh đạo mang lại lợi ích, trong khi cách thứ nhất là sự ích kỷ hay muốn sở hữu. Những người chỉ huy trở lên quan liêu khi họ chỉ muốn nhiều hơn cho bản thân mình, nhưng chỉ có thể có được nhiều hơn bằng những phương tiện quan liêu, suy đồi.

Một người lãnh đạo mang lại lợi ích, xét về phương diện lý thuyết, là dạng lãnh đạo tốt nhất cho mọi người. Tuy nhiên, những trường hợp của những nhà lãnh đạo vì lợi ích của người khác trong suốt tiến trình lịch sử là rất hiếm gặp, vì khi họ giành được quyền lực bằng cách hứa hẹn giúp đỡ dân chúng sẽ trở lên suy đồi một khi họ đạt được vị trí mà họ muốn. Có lẽ, như Steinbeck đã nói, chính là nỗi sợ hãi bị mất quyền lực khiến họ suy đồi.

Nỗi sợ hãi, nói chung là một dạng tâm lý hủy hoại. Dạng thức này phát triển từ tâm lý sợ hãi tự nhiên của chúng ta, khiến chúng ta trở nên cảnh giác trong các tình huống mạo hiểm. Một người lo sợ thì luôn luôn tiêu cực, mức độ thay đổi tùy thuộc và độ xung đột có thể diễn ra bên trong bản thân họ, như là trở nên lo lắng. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự như khi chúng ta trở nên cảnh giác với nỗi lo sợ khi chúng ta có một nỗi sợ nào đó và khi người khác đang cố gắng tạo cho chúng ta nỗi lo sợ đó.

Chúng ta không phải lo sợ chỉ vì một nhà chính trị hay chỉ huy quân đội nói chúng ta phải sợ hãi. Nói chung, một người luôn sợ hãi thì sẽ gặp khó khăn khi muốn thực hiện hết sức trong công việc. Một việc nào đó trở nên kém hiệu quả do kết quả của sự suy đồi từ bên trong có thể làm tổn thương tất cả mọi người."

* Lời kết:
Có một cô giáo hỏi một cậu bé học mầm non:
- Em hãy kể một việc rất thực của em?
Em bé từ tốn trả lời:
- Dạ thưa cô! Mỗi sáng thức dậy, em ngồi bô, ỉa ra toàn cứt ạ!
Cô giáo nghe xong, té bật người ra sau, ngất xĩu...

Biết vì sao không?
Vì cô giáo ấy bị bệnh mãn tính "dị ứng với những lời nói thực"!

MP

Xem thêm:
- Sự thịnh vượng hoang đường



Thursday, February 26, 2009

Dốt địa lý, lịch sử Việt Nam?



Tôi sinh ra tại "đòn gánh gạo" miền Trung, hai "thúng gạo" miền Bắc, miền Nam định hình Việt Nam là phát triển kinh tế nông nghiệp, hình ảnh con trâu, ruộng lúa .., in sâu trong tâm tưởng bất kì người Việt Nam nào, dù ở đâu, làm gì...

Người Việt Nam có rất nhiều tính xấu, nhưng đều có chung một tính tốt, đó là hết lòng yêu quê hương đất nước... Họ ghét cay ghét đắng Lê Chiêu Thống và tôn vinh ngợi ca Trần Hưng Đạo... Qua lịch sử, thời gian, người dân Việt ít nhiều hiểu được số phận thăng trầm của đất nước này, cái đất nước mà có người nói giống hình chữ S; người nói giống hình người mẹ già nua, gù lưng gồng gánh một vật quá to, quá nặng; người nói giống hình một dấu chấm hỏi và vì thế ... người VN thường hỏi tại sao?

Tuổi thơ tôi sống trong ca dao tục ngữ, qua lời ru thấm đượm tình yêu của mẹ, qua những lời truyền miệng, răn dạy, đúc kết của người xưa, hình ảnh đất nước tôi kéo dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, có danh thắng Thác Bản Giốc, có bãi Tục Lãm .., ngoài biển Đông rộng lớn kia là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa uy nghi, hùng dũng ...


Tôi biết ở Đà Nẵng có một huyện đảo tên là Hoàng Sa, tại Khánh Hoà có một huyện đảo tên là Trường Sa, không hiểu hai ông chủ tịch huyện này có kiêm thêm chức vụ gì không? Chỉ cần vài click chuột trên internet, tôi biết Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, một cái sân bay cùng hệ thống quân sự đã định hình tại đây. Cũng những cái click chuột kia, tôi biết hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa là ( Thái Bình) Ba Bình đã bị Đài Loan chiếm đóng từ rất lâu rồi, máy bay có thể hạ cánh trên đảo này từ đường băng dài trên 3 km . Còn những hòn đảo còn lại ở Trường Sa, Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaysia .., mỗi nước chiếm giử một ít ... Cuối năm 2008, tôi chính thức được biết, Ải Nam Quan chưa từng là của Việt Nam, còn Thác Bản Giốc, Bãi Tục Lãm .., Trung Quốc một phần, Việt Nam một phần ...


Tôi khẳng định, tôi học quá dốt địa lí, lịch sử Việt Nam, mà tại sao, hai môn này học hoài cũng dốt. Phải chăng, những con tem, bưu thiếp ngày xưa tôi từng xem, những bài thơ, quyển sách ngày xưa tôi từng đọc chỉ là ngộ nhận?

Vua Quang Trung đã từng "ngộ nhận" Quảng Đông, Quảng Tây là của Việt Nam, ông "hẹn" khi nào quân binh hùng mạnh sẽ đòi lại công bằng, ông "hứa" sẽ dạy cho Trung Quốc một bài học, nhưng tiếc thay, ông qua đời khi còn quá trẻ!

Ông Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc nói nhiều về "học trò dốt sử", nhưng thưa ông, chúng tôi muốn "giỏi sử" như ông thì phải bắt đầu từ đâu ạ?

MP

Xem thêm:
- Ngột ngạt tâm linh, văn minh, văn hóa
- Có cơ quan tuyên giáo lo rồi!
- Có một âm mưu sắp thành?